(Baothanhhoa.vn) - Cách TP Thanh Hóa chừng hơn 40km, theo Quốc lộ 45, khu di tích núi và đền Đồng Cổ làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định) được biết đến là một di tích lâu đời, độc đáo. Đây là nơi thờ vị thần Đồng Cổ, có công lớn đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước từ thời các vua Hùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Yên Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Cách TP Thanh Hóa chừng hơn 40km, theo Quốc lộ 45, khu di tích núi và đền Đồng Cổ làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định) được biết đến là một di tích lâu đời, độc đáo. Đây là nơi thờ vị thần Đồng Cổ, có công lớn đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước từ thời các vua Hùng.

Di tích lịch sử văn hóa kiến trúc đình Trịnh Xá, xã Yên Ninh (Yên Định).

Trải qua bao biến cố lịch sử, khu di tích núi và đền Đồng Cổ đã không còn nguyên vẹn như xưa. Thể theo nguyện vọng của nhân dân và thực hiện chủ trương của đảng ủy xã, năm 1993, chính quyền xã đã vận động nhân dân và các nhà hảo tâm trong và ngoài xã chung tay trùng tu, tôn tạo lại ngôi đền gồm 3 gian và hậu cung trị giá hơn 80 triệu đồng. Năm 2007, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, bảo tồn, tôn tạo núi và đền Đồng Cổ theo 2 giai đoạn với tổng kinh phí dự toán hơn 35 tỷ đồng. Kết thúc giai đoạn 1, một số hạng mục công trình đã được tu bổ và tôn tạo, như: Nghi Môn, Quán Triều Thiên, Tiền Điện và Thượng Điện. Hiện, dự án đang triển khai ở giai đoạn 2. Tuy nhiên, một số hạng mục như: Bàn cờ tiên trên đỉnh núi, chùa Thanh Nguyên, bến Trường Châu, Tiền Điện, Nghinh Môn, đường vào đền, đường quanh hồ bán nguyệt, đường lên núi đang cần được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp để xứng tầm với giá trị và quy mô của khu di tích này.

Được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017, lễ hội Trò Chiềng được xem là một nét văn hóa đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của cư dân đồng bằng sông Mã. Lễ hội Trò Chiềng tồn tại trong đời sống tinh thần người dân làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh trong nhiều thế kỷ qua. Lễ hội diễn ra từ mùng 10 - 12 tháng giêng hằng năm. Trò Chiềng khởi đầu từ trò chọi voi và phát triển lên thành lễ hội với 12 trò diễn, như: Trò kén rể, trò chọi rồng, trò chọi voi, trò voi bị, trò tẩu mã... tái hiện lại cho hậu thế về một giai đoạn lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta thời Lý, góp phần bảo vệ, giữ gìn những thành quả và giá trị truyền thống của cha ông để lại.

Ngoài những di tích, di sản văn hóa tâm linh trên, huyện Yên Định còn nhiều di tích được chính quyền và nhân dân quan tâm đầu tư, tôn tạo và phục dựng. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện có 49 di tích đã được xếp hạng, gồm 7 di tích cấp quốc gia và 42 di tích cấp tỉnh. Nhiều di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng được quan tâm đầu tư, tôn tạo tu bổ đi vào sử dụng có hiệu quả, như: Khu di tích Bác Hồ về thăm Yên Định; đình Hổ Bái (xã Yên Bái); núi và đền Đồng Cổ (xã Yên Thọ); đình làng Là (xã Định Long)... Bên cạnh đó, huyện có 30 di sản thuộc 6 loại hình, ở 17 xã, thị trấn, trong đó còn 25 di sản còn lưu giữ nguyên gốc và duy trì tốt như: Lễ hội đền Hổ Bái; lễ hội đền Cao Sơn thượng Đẳng Thần; lễ hội Trò Chiềng... đã trở thành điểm đến hấp dẫn người dân trên địa bàn và du khách trong và ngoài tỉnh.

Để gìn giữ và phát huy các giá trị di tích, di sản, thời gian qua huyện đã chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nói chung, bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng trong các tầng lớp nhân dân; tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng về di sản văn hóa, du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc trên các phương tiện thông tin đại chúng, website... tới đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Đồng thời, quan tâm công tác trùng tu, tôn tạo các di tích.

Ông Đinh Trọng Định, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Yên Định cho biết: Công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị văn hóa không chỉ có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội, mà còn góp phần bảo vệ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc; đồng thời phát huy các giá trị phục vụ cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thời gian tới, Phòng Văn hóa - Thông tin sẽ tiếp tục tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện trong công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện việc thống kê, lập danh sách, xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy, khai thác các giá trị văn hóa trên địa bàn, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.


Bài và ảnh: Thùy Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]