(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, huyện Quan Sơn đang nỗ lực phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Huyện Quan Sơn phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch

Hiện nay, huyện Quan Sơn đang nỗ lực phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Huyện Quan Sơn phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịchMô hình sản xuất lúa Nhật ở xã Trung Hạ.

Thực hiện Quyết định số 312/QĐ-UBND ngày 18-1-2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái huyện Quan Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngay trong vụ đông xuân 2021-2022, huyện Quan Sơn đã triển khai xây dựng mô hình 5 ha giống lúa Nhật J02 tại bản Lang, xã Trung Hạ, với 40 hộ tham gia gieo trồng thí điểm. Để mô hình đạt hiệu quả cao, ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp huyện Quan Sơn đã tổ chức tập huấn khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn người dân cách gieo mạ, làm đất, tận dụng bón lót phân chuồng, đường dẫn nước phục vụ tưới tiêu... Đây là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản, gieo trồng được cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng từ 140 - 150 ngày, năng suất bình quân 6,7 đến 7,5 tấn/ha, thâm canh cao đạt tới 8 tấn/ha. Trước khi xây dựng mô hình sản xuất tập trung, giống lúa Nhật J02 đã trồng thí điểm thành công tại các xã Sơn Điện, Mường Mìn... cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, huyện Quan Sơn duy trì và phát triển các vùng sản xuất hữu cơ phù hợp với các sản phẩm chủ lực, như: lúa nếp Cay Nọi, dưa, cải Mông, dứa, quả tanh lài, mướp đắng và các loại cây ăn quả, chè Tán ma, cây dược liệu... Xây dựng các vùng chăn nuôi hữu cơ gắn với các sản phẩm chủ lực và con nuôi bản địa của huyện, như: vịt bầu Quan Sơn, gà đồi, gà Mông, lợn cỏ, lợn đen. Tập trung ở các xã Na Mèo, Sơn Hà, Trung Hạ, Sơn Thủy, Trung Xuân và thị trấn Sơn Lư. Trong nuôi trồng thủy sản, HTX nông lâm nghiệp và thủy sản Trung Xuân được thành lập và triển khai mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện theo tiêu chuẩn VietGAP, với các loại cá, như: lăng, trắm, rô phi đơn tính, chép... ngoài mô hình, Nhân dân trong xã Trung Xuân cũng đã thực hiện hơn 100 lồng nuôi. Những năm gần đây các hộ dân ở bản Ngàm, xã Sơn Điện đã chú trọng đầu tư, chỉnh trang khuôn viên, nhà cửa xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng phục vụ du khách tham quan và lưu trú tại nhà. Đến nay, cả bản đã có 12 hộ tham gia làm dịch vụ du lịch cộng đồng tạo điều kiện cho du khách đến trải nghiệm. Tại đây các hộ dân sẽ giúp du khách khám phá những nét văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt của người dân địa phương, thông qua các món ẩm thực độc đáo của dân tộc và các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ với cư dân nơi đây. Nhất là, du khách sẽ được nghỉ ngơi thư giãn, tắm mó nước dẫn từ đầu nguồn khe suối về và trải nghiệm xuôi bè đánh cá trên sông Luồng hoặc đi xúc tôm, cá bên suối của đồng bào Thái.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Quan Sơn, cho biết: Để thực hiện đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái có hiệu quả, huyện Quan Sơn đã tổ chức công bố công khai rộng rãi các nội dung của đề án để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn biết và từng bước cụ thể hóa các nhiệm vụ được phê duyệt. Hiện huyện Quan Sơn tập trung rà soát chuyển đổi các vùng trồng trọt, chăn nuôi đang sản xuất ở các xã, thị trấn sang sản xuất hữu cơ gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương. Đồng thời, tổ chức hợp tác nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các điểm du lịch động Bo Cúng, chợ cửa khẩu Na Mèo, thác bản Nhài, đền thờ Tư Mã Hai Đào, động Năng Non, du lịch cộng đồng bản Ngàm, bản Khạn, thác bản Din, đập thủy điện Trung Xuân... gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Xây dựng các tuyến du lịch Quan Sơn - Viêng Xay (nước CHDCND Lào); tham quan động Bo Cúng, xã Sơn Thủy; ngược, xuôi dòng sông Lò. Cùng với đó, huyện phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về giao tiếp, ứng xử cho các cán bộ, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên phục vụ tại các cơ sở dịch vụ; kỹ năng nấu ăn phục vụ khách du lịch cho các cơ sở dịch vụ ăn uống và các hộ kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà dân; các khóa đào tạo cho cộng đồng và các bên liên quan đến xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ và cung cấp các dịch vụ du lịch.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]