(Baothanhhoa.vn) - Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay, hợp tác, liên kết đang trở thành một đòi hỏi tất yếu. Bởi “muốn đi xa phải đi cùng nhau”, nên sự gắn kết công - tư giữa chính quyền và doanh nghiệp càng cần được chú trọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hợp tác công - tư: Tạo lực đẩy cho tăng trưởng du lịch

Hợp tác công - tư: Tạo lực đẩy cho tăng trưởng du lịch

Du lịch golf là một sản phẩm hấp dẫn của FLC Sầm Sơn.

Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay, hợp tác, liên kết đang trở thành một đòi hỏi tất yếu. Bởi “muốn đi xa phải đi cùng nhau”, nên sự gắn kết công - tư giữa chính quyền và doanh nghiệp càng cần được chú trọng.

Sau hơn 6 năm có mặt tại Thanh Hóa, đến nay, hãng hàng không Vietjet đã đưa được hơn 3 triệu khách đến với Thanh Hóa. Đồng thời, từ Thanh Hóa, hãng đã khai thác các đường bay kết nối với TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Cam Ranh... với tần suất lên tới 18 chuyến bay mỗi ngày. Đặc biệt, trong định hướng phát triển thời gian tới, Vietjet có kế hoạch sớm khai thác các đường bay quốc tế đến và đi từ Thanh Hóa khi dịch bệnh được kiểm soát và các đường bay quốc tế được mở lại. Tại cuộc hội thảo “Phát triển du lịch Thanh Hóa trước thời cơ và thách thức mới” (diễn ra hồi tháng 1-2021), ông Đỗ Xuân Quang, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Hàng không Vietjet, cho rằng, xứ Thanh hội tụ đầy đủ các yếu tố của một điểm đến du lịch độc đáo trên bản đồ du lịch Việt Nam. Với hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch ngày càng đồng bộ và hoàn thiện, du lịch Thanh Hóa ghi nhận sự phát triển vượt bậc về lượt khách, doanh thu trong những năm gần đây.

Ở thời điểm hiện tại, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, song nếu có sự vào cuộc mạnh mẽ và tích cực của các cơ quan quản lý Nhà nước, thông qua các chính sách kích cầu, nhất là ưu đãi thuế, phí cho các doanh nghiệp và đầu tư vào các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, sản phẩm kết hợp du lịch - hàng không... thì tin tưởng rằng, cơ hội mới cho du lịch Thanh Hóa phát triển sẽ mở ra. Với vai trò của mình, đại diện lãnh đạo hãng hàng không Vietjet bày tỏ mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với chính quyền địa phương, cùng các doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên địa bàn. Qua đó, thiết kế các gói sản phẩm đặc trưng, mang đến những giá trị và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi về với xứ Thanh và sẽ chỉ tìm được khi đến xứ Thanh mà thôi.

“Hợp tác công - tư cũng là một lựa chọn phù hợp, cần được ưu tiên cân nhắc trong việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông, du lịch. Cảng Hàng không Thọ Xuân được đánh giá cao về tiềm năng phát triển, khả năng mở rộng và trở thành trung tâm logistics, dịch vụ hàng không - du lịch, góp phần giảm tải cho các sân bay lớn khác và mang khách du lịch đến Thanh Hóa nhiều hơn”, ông Quang nhấn mạnh.

Từ khi có mặt tại Thanh Hóa đến nay, Tập đoàn FLC đã khẳng định được thương hiệu, cũng như góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch Sầm Sơn nói riêng, du lịch Thanh Hóa nói chung. Ngoài hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại đạt tiêu chuẩn 5 sao; FLC Sầm Sơn cũng thường xuyên tung ra các sản phẩm - dịch vụ liên kết giữa khách sạn, hàng không, giải trí hấp dẫn. Đặc biệt, thời gian qua, FLC Sầm Sơn đã tổ chức các đêm nhạc với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, thu hút sự quan tâm của du khách. Tới đây, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh tổ chức các giải đấu thể thao ven biển như golf, bóng chuyền bãi biển... nhằm kích thích du khách chi tiêu nhiều hơn khi đến Sầm Sơn. Đồng thời, tích cực phối hợp với tỉnh Thanh Hóa để triển khai nhiều chương trình, sự kiện kích cầu du lịch trên quy mô lớn. Điển hình như lễ hội hoa và bắn pháo hoa để khởi động mùa du lịch 2021.

Có thể nói, việc hợp tác với các doanh nghiệp du lịch, nhất là doanh nghiệp có tiềm lực và kinh nghiệm sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà sự hợp tác này còn hỗ trợ cho Thanh Hóa trong xây dựng chiến lược phát triển du lịch, hay khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch. Tuy vậy, khách quan nhìn nhận, việc tạo dựng được quan hệ hợp tác công - tư đi vào chiều sâu, toàn diện, thực chất và hiệu quả, là không đơn giản. Bởi, giữa chính quyền với doanh nghiệp phải tìm được tiếng nói chung thống nhất, đồng thuận trong xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực du lịch. Cơ chế, chính sách thông thoáng, linh hoạt, thuận lợi của chính quyền sẽ tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nguồn lực xây dựng sản phẩm, quảng bá và mở rộng các loại hình dịch vụ mới, đẳng cấp. Đồng thời, cũng cần hài hòa được lợi ích và trách nhiệm giữa các bên gồm chính quyền - doanh nghiệp - người dân, để cùng hướng đến mục tiêu chung là thúc đẩy du lịch Thanh Hóa phát triển.

Kim Ngân


Kim Ngân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]