(Baothanhhoa.vn) - Trong định hướng phát triển, Sầm Sơn phấn đấu trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Với tầm nhìn có tính chiến lược này, Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung, đã và đang tập trung kêu gọi, thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm hoàn thiện hạ tầng đô thị và cơ sở vật chất du lịch.

Hạ tầng - “xương sống” của ngành du lịch

Trong định hướng phát triển, Sầm Sơn phấn đấu trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Với tầm nhìn có tính chiến lược này, Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung, đã và đang tập trung kêu gọi, thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm hoàn thiện hạ tầng đô thị và cơ sở vật chất du lịch.

Hạ tầng - “xương sống” của ngành du lịchKhu nghỉ dưỡng cao cấp của Tập đoàn FLC.

Trong khoảng 5 năm gần đây, Sầm Sơn nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung, đã huy động hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng du lịch cho đô thị Sầm Sơn. Qua đó, đã hoàn thành một số tuyến giao thông kết nối TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn; đường Hồ Xuân Hương và Không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương; Đại lộ Nam sông Mã; tuyến đường ven biển qua địa phận TP Sầm Sơn... Đồng thời, thành phố cũng đã ưu tiên đầu tư một số dự án quy mô nhỏ nhưng có tác động trực tiếp đến việc hình thành và khai thác phát triển du lịch như: đường Thanh Niên; hoàn thiện hệ thống thoát nước và cải tạo, nâng cấp các tuyến đường nội thành theo trục Đông - Tây như đường Bà Triệu, đường Tống Duy Tân, đường Lê Văn Hưu, đường Nguyễn Văn Cừ, đường Lê Lai, đường Nguyễn Thị Lợi... Ngoài ra, nhiều nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao được đầu tư xây dựng mới. Đặc biệt, thành phố đã có những khu nghỉ dưỡng cao cấp tầm cỡ quốc gia, quốc tế là Khu nghỉ dưỡng cao cấp của Tập đoàn FLC, Vạn Chài resort,... mang đến những không gian, sắc thái mới cho du lịch Sầm Sơn.

Có thể nói, từ sự đồng bộ và ngày càng hiện đại của hạ tầng kỹ thuật và đặc biệt là sự đổi mới trong tư duy phát triển kinh tế du lịch, Sầm Sơn đã và đang trở thành “nam châm” thu hút các nhà đầu tư lớn, với hàng loạt các dự án trọng điểm của du lịch Thanh Hóa. Trong giai đoạn 2016-2020, việc thu hút và triển khai thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch đạt nhiều kết quả quan trọng, với 295 cơ sở lưu trú/9.400 phòng được xây mới. Bên cạnh đó, những dự án quy mô lớn, hệ thống dịch vụ đồng bộ, có chất lượng cao đã được đầu tư và đưa vào khai thác, như: Sầm Sơn golf links và khu đô thị sinh thái FLC - Giai đoạn 2 (với tổng vốn đầu tư 6.218 tỷ đồng); hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên của Công ty Đại Long, Công ty Sơn Trang... Đặc biệt là “siêu dự án” Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội Sầm Sơn của Tập đoàn Mặt Trời. Dự án được đánh giá là rất quan trọng và có ý nghĩa nhiều mặt không chỉ với Sầm Sơn, mà còn đối với sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Do đó, dự án đang nhận được sự quan tâm cao nhất, với quyết tâm cao nhất của tỉnh Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và nhà đầu tư.

Để hạ tầng và cơ sở vật chất đóng vai trò ”xương sống” của ngành du lịch, trong thời gian tới, Sầm Sơn tập trung xây dựng quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị, phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đồng thời, phát triển đồng bộ và hiện đại hạ tầng dịch vụ thương mại gắn với phát triển du lịch; phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ vận tải mới, chất lượng cao kết hợp với phát triển các tuyến du lịch từ Sầm Sơn đến các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, xây dựng Sầm Sơn theo định hướng đô thị du lịch thông minh, hấp dẫn, thân thiện, dẫn đầu khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ về du lịch nghỉ dưỡng biển, vui chơi, giải trí cao cấp; xây dựng các sản phẩm du lịch mua sắm, văn hóa tâm linh, khám phá hệ sinh thái. Đồng thời, trở thành trung tâm đầu mối liên kết các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.

Cùng với đó, thành phố tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng, phát triển du lịch về phía Nam, nhằm tạo ra các khu du lịch hiện đại, chất lượng cao, sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn. Chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; trong đó, tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án... Đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, thể dục thể thao, các công trình phúc lợi xã hội. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên môi trường, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu giữ gìn và xây dựng môi trường sinh thái của địa phương xanh, sạch, trong lành, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Bài và ảnh: Hoàng Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]