Với người Việt, mùa xuân cũng đồng nghĩa với mùa lễ hội. Vì thế, hằng năm, cứ mỗi độ tết đến, xuân về, các lễ hội lại diễn ra khắp nơi, từ đô thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến vùng núi cao. Và, từ lâu lễ hội đầu xuân đã được xem là nét văn hóa truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội đầu xuân

Với người Việt, mùa xuân cũng đồng nghĩa với mùa lễ hội. Vì thế, hằng năm, cứ mỗi độ tết đến, xuân về, các lễ hội lại diễn ra khắp nơi, từ đô thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến vùng núi cao. Và, từ lâu lễ hội đầu xuân đã được xem là nét văn hóa truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng.

Giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội đầu xuân

Rước kiệu trong lễ hội “Bánh chưng – bánh giầy” truyền thống tại đền Độc Cước (TP Sầm Sơn).

Theo thống kê của ngành chức năng, Thanh Hóa hiện có khoảng 300 lễ hội, trong đó có 4 lễ hội cấp tỉnh, 15 lễ hội cấp huyện, còn lại là lễ hội quy mô làng xã. Bức tranh lễ hội cổ truyền xứ Thanh cũng rất phong phú, đa dạng và nhiều màu sắc không kém bất kỳ vùng, miền nào của đất nước, bao gồm các lễ hội tôn vinh anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử như: Lê Lợi, Lê Hoàn, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành; các lễ hội gắn với tục thờ Mẫu Thượng Ngàn ở Cửa Đặt, Phủ Na, Phố Cát; lễ hội gắn với hiện tượng tự nhiên, nhân vật huyền thoại, thành hoàng làng, đặc biệt là các tổ nghề, như nghề đúc đồng làng Trà Đông, nghề đan dệt xăm súc làng Triều Dương... Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng đều có điểm chung là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước.

Nói như vậy để thấy được rằng ý nghĩa của các lễ hội là rất cao cả, và việc giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội cũng là cách để mỗi người dân hiểu hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như những giá trị truyền thống của dân tộc. Những năm qua, nhận thức rõ vai trò, giá trị văn hóa của lễ hội, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, gắn với Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy, công tác quản lý và tổ chức lễ hội đầu xuân đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều lễ hội có giá trị được phục hồi; các văn bản quản lý Nhà nước được ban hành thường xuyên; công tác thanh tra, kiểm tra lễ hội được tăng cường... Tại các điểm di tích, như đền Bà Triệu (Hậu Lộc); đền Hàn Sơn, đền Cô Bơ (Hà Trung); đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng (thị xã Bỉm Sơn); chùa Tăng Phúc, Đại Bi, Thiền viện trúc lâm Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) việc hành hương, lễ lạt của du khách ngày càng quy củ hơn. Một số di tích thường tập trung lượng khách lớn như Am Tiên (Triệu Sơn), Cửa Đặt (Thường Xuân) cũng có sự chuyển biến, nhất là việc quản lý một số dịch vụ phát sinh theo lễ hội. Điều đáng nói là trong nhiều lễ hội, bên cạnh phần lễ với các nghi thức trang trọng, thành kính, thì phần hội có nhiều hoạt động văn hóa gắn liền phong tục tập quán tốt đẹp, như các điệu dân ca, dân vũ, trò chơi, trò diễn, thể thao...

Tuy nhiên, cùng với những mặt tích cực, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã làm cho những phong tục đẹp trong lễ hội cũng đang dần nhuốm màu thực dụng. Một số đền, chùa vẫn tràn ngập tiền lẻ, tiền trên ban thờ; hiện tượng hành khất, khấn thuê, xả rác vẫn diễn ra gây bức xúc trong dư luận. Rồi tình trạng lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan, “buôn thần, bán thánh”, tổ chức đánh cờ bạc, trục lợi từ lễ hội, gây lãng phí thời gian, phung phí tiền bạc vào vàng mã và lễ vật. Đặc biệt, ở một số lễ hội, số lượng người dân đến cúng cầu an, dâng sao giải hạn, dâng vàng mã, mâm to, mâm nhỏ chen nhau để “choán” lấy một chỗ trên ban thờ, bất kể có phải xô đẩy, thậm chí là buông lời khiếm nhã với người khác. Cảnh người người thi nhau khấn vái, lời người này át tiếng người kia, quyết “cầu cho được” những điều mình muốn nên chẳng mấy ai còn nhớ tới quan niệm “Phật tại tâm” nữa...

Nét đẹp văn hóa mà lễ hội mang lại là truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, góp phần bồi đắp cho con người lòng nhân ái, biết yêu thương nhau, trọng hiếu nghĩa, là cốt lõi về giá trị đạo đức hướng con người đến chân – thiện – mỹ. Chính vì thế, chúng ta phải coi các lễ hội như một kho tàng di sản văn hóa quý giá đối với mỗi người dân. Đến với lễ hội không phải là vì lợi ích cá nhân, không phải vì thương mại hóa mà đến với lễ hội bằng tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công đức của các bậc thánh thần đã có công xây dựng và bảo vệ làng, bản, quê hương, đất nước và tham gia vui hội bằng những ứng xử có văn hóa. Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có trong lễ hội cần được gìn giữ và phát huy.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]