(Baothanhhoa.vn) - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo hướng văn minh và đậm bản sắc, đang trở thành yêu cầu có tính quyết định đến sự phát triển bền vững của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Doanh nghiệp tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo hướng văn minh và đậm bản sắc, đang trở thành yêu cầu có tính quyết định đến sự phát triển bền vững của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Nhân viên phục vụ bàn của Nhà hàng Dạ Lan trong giờ làm việc.

Muốn vậy, giải pháp khả thi nhất là xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Công ty CP Dạ Lan hiện là một trong những thương hiệu mạnh của Thanh Hóa trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng và tổ chức sự kiện, với hàng loạt danh hiệu và giải thưởng quan trọng, uy tín như “Thương hiệu hàng đầu Top Brand 2014, 2015” (do tổ chức quốc tế Global – EU chứng nhận), “Top 10 nhà hàng, khách sạn tốt nhất Việt Nam - Chất lượng an toàn vì cộng đồng” (năm 2015), “Nhà hàng ăn uống phục vụ khách du lịch hàng đầu Việt Nam” (năm 2016)... Thành công của Dạ Lan là bởi doanh nghiệp không ngừng kiện toàn bộ máy tổ chức, ứng dụng công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, không thể phủ nhận, một mấu chốt thành công của Dạ Lan là xây dựng “chiến lược con người” một cách bài bản, lâu dài và hiệu quả. Đây là điều mà không nhiều doanh nghiệp trong tỉnh làm được.

Để hiện thực hóa phương châm “Sản phẩm chất lượng – Dịch vụ hoàn hảo”, Dạ Lan đã thành lập trung tâm đào tạo và tổ chức sự kiện để trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ nhân viên. Nội dung, chương trình đào tạo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; đồng thời, phổ cập kiến thức và kỹ thuật cơ bản cho lao động mới tuyển dụng. Ngoài việc đào tạo tại chỗ, công ty còn gửi cán bộ học tại các thành phố lớn trong nước và tạo điều kiện cho nhiều lượt cán bộ, nhân viên tham quan học tập tại các nước Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Nhật Bản... Chỉ tính riêng năm 2017, công ty đã tổ chức 18 khóa đào tạo, với 533 lượt người tham dự và cử 93 lượt cán bộ, nhân viên tham dự 15 khóa đào tạo do các cơ quan trong và ngoài tỉnh tổ chức. Bên cạnh đó, công tác hướng dẫn kỹ năng nghề tại cơ sở được duy trì thường xuyên và đi vào nền nếp. Công tác đào tạo đi đôi với việc sử dụng và phát huy hiệu quả sau đào tạo. Theo đó, hàng năm công ty đã tổ chức thi sát hạch bậc nghề, thi thợ giỏi, thi tìm hiểu kiến thức cho các đối tượng từ công nhân đến lãnh đạo. Ngoài ra, công ty còn chú trọng tuyển dụng, lựa chọn và ưu tiên những lao động có trình độ, tay nghề và kinh nghiệm vào làm việc, từ đó, góp phần nâng chất lượng nguồn nhân lực dần lên theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời, xây dựng uy tín, thương hiệu, hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lớn, có tên tuổi trên địa bàn tỉnh như Dạ Lan, Mường Thanh, Thiên Ý, Lam Kinh, Sao Mai... đang rất chú trọng đến công tác đào tạo lại và bồi dưỡng nguồn lao động tại chỗ. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được trung tâm đào tạo, bồi dưỡng lao động; hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo để bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và chuyên môn, nghiệp vụ du lịch cho lao động tại đơn vị mình. Song con số này chưa nhiều, bởi đa số doanh nghiệp du lịch Thanh Hóa có quy mô nhỏ và hộ kinh doanh cá thể, nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực chưa đầy đủ, nên nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp, chất lượng, hiệu quả. Đây có lẽ cũng chính là nguyên nhân gây nên nhiều “sự cố” đáng tiếc, ví như sự việc xảy ra tại Khu du lịch biển Hải Tiến hồi giữa năm 2016, khi khách sạn Quang Trung bị tố đuổi khách vì khách dám chê cơm khách sạn và đòi ăn bên ngoài. Sự việc tưởng chừng bé như cái kim, nhưng nếu không được xử lý nhanh chóng và hợp lý, hợp tình, chắc chắn sẽ tạo ra hình ảnh xấu cho du lịch Thanh Hóa. Bởi thời điểm bấy giờ, nhiều khách du lịch đã tỏ ra bức xúc, lên tiếng chê trách và cảnh báo mọi người tránh xa kiểu khách sạn mà họ gọi là “động”, là “hang” này. Lối tư duy thiển cận, cùng hành vi, thái độ của người lao động đã phần nào phản ánh chất lượng dịch vụ và văn hóa du lịch còn yếu kém của cơ sở kinh doanh.

Là tổ chức xã hội - nghề nghiệp đang có trên 200 doanh nghiệp hội viên, những năm qua, Hiệp hội du lịch Thanh Hóa đã tích cực phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch cho các doanh nghiệp. Ông Trần Đình Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội, cho biết: Với mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nói chung, mỗi năm, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp là thành viên đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho hàng nghìn lượt lao động, với các hình thức đào tạo tương đối đa dạng, từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn. Bên cạnh đó, để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng năm, các doanh nghiệp còn tự tổ chức hoặc phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên. Đây cũng là cơ sở cho những lao động chưa được đào tạo chuyên sâu về du lịch được tiếp cận kiến thức và có định hướng học tập, chuyển đổi bằng cấp theo chuẩn nghề du lịch.

Có thể nói, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vô cùng cần thiết, khi nguồn ngân sách Nhà nước không thể cáng đáng hết. Trong đó, sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần được coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa, vì sự phát triển của chính các doanh nghiệp.


Hoàng Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]