(Baothanhhoa.vn) - Gần 2 năm đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực du lịch. Không chỉ thiệt hại về kinh tế mà nguồn nhân lực cũng sụt giảm nghiêm trọng. Vấn đề nhân lực du lịch hậu COVID-19 đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đang được các địa phương, doanh nghiệp và ngành du lịch Thanh Hóa đặc biệt quan tâm.

Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực hậu COVID-19: Đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng

Gần 2 năm đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực du lịch. Không chỉ thiệt hại về kinh tế mà nguồn nhân lực cũng sụt giảm nghiêm trọng. Vấn đề nhân lực du lịch hậu COVID-19 đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đang được các địa phương, doanh nghiệp và ngành du lịch Thanh Hóa đặc biệt quan tâm.

Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực hậu COVID-19: Đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượngHiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng cho đội ngũ quản lý, người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Bá Thước.

Sau khi được phép mở cửa đón khách du lịch nội địa trở lại, Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (huyện Bá Thước) đón được khá nhiều du khách đến tham quan, lưu trú. Đây là tín hiệu tích cực đối với hoạt động du lịch, song việc đón tiếp, phục vụ khách du lịch cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Bởi, thời gian đóng cửa kéo dài, trong khi đội ngũ nhân lực phục vụ chủ yếu là người địa phương, không được đào tạo bài bản nên lúng túng khi bắt nhịp trở lại. Nắm bắt được thực trạng này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã phối hợp với huyện Bá Thước tổ chức các lớp tập huấn tại chỗ cho những người tham gia dịch vụ du lịch, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

PGS.TS Nguyễn Thị Thục, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, “trước nhu cầu thực tế và kế hoạch phối hợp đào tạo với Hiệp hội Du lịch, trong chương trình tập huấn cho nhân lực tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Bá Thước và huyện Như Xuân, chúng tôi sẽ tập trung vào nội dung cơ bản của du lịch cộng đồng; các kỹ năng phục vụ khách và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch... Thông qua chương trình đào tạo, tôi nhận thấy nhân lực tại một số cơ sở dịch vụ du lịch cộng đồng còn yếu các kỹ năng cơ bản, đặc biệt là việc nắm vững các quy định trong đón tiếp và phục vụ khách trong tình hình mới; các kỹ năng “mềm” trong việc xử lý tình huống... Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc tổ chức đào tạo mở rộng cho đội ngũ nhân lực du lịch là việc làm cấp thiết ngay tại thời điểm này”.

Cùng với các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp lữ hành cũng bị ảnh hưởng lớn. Để có thể khôi phục hoạt động, nhiều doanh nghiệp du lịch đã sớm chủ động sắp xếp lại bộ máy, cố gắng giữ lại nhân sự cốt cán để không mất nhiều thời gian tìm kiếm, đào tạo lại.

Bà Nguyễn Thị Hà, Giám đốc Vietrantour - Chi nhánh Thanh Hóa, cho biết: Thực tế không chỉ những đơn vị lữ hành vừa và nhỏ cắt giảm nhân sự, mà ngay cả những đơn vị lữ hành lớn trên địa bàn tỉnh cũng chỉ giữ lại bộ máy quản lý. Khi hoạt động du lịch dần khôi phục trở lại, nếu như không thu hút được lao động cũ, buộc các doanh nghiệp phải tuyển dụng mới. Do đó, việc du lịch từng bước mở cửa cũng là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành có thời gian tuyển dụng và đào tạo lại. Đối với Vietrantour - Chi nhánh Thanh Hóa, thuận lợi hơn một số đơn vị lữ hành khác khi nguồn nhân sự cơ bản ổn định, đồng thời tổng công ty sẽ có sự điều chuyển, bổ sung nhân lực cho các chi nhánh phù hợp khi du lịch mở cửa.

Để tháo gỡ khó khăn về nhân lực, bên cạnh sự đồng hành, định hướng của tỉnh và các sở, ngành, địa phương, việc xây dựng sản phẩm gắn với công tác đào tạo nguồn nhân lực cần được các doanh nghiệp chủ động hơn nữa. Trong đó, chú trọng công tác đào tạo tại chỗ gắn với tình hình thực tiễn. Đây được xem là bước chuẩn bị cơ bản để du lịch Thanh Hóa có thể đón khách nội địa trở lại trong trạng thái tốt nhất.

Ông Trần Đình Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa, cho biết: “Việc mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ quản lý, người lao động tại các cơ sở dịch vụ du lịch hiện nay là tất yếu. Ngoài việc củng cố lại kiến thức, kỹ năng, công tác đào tạo còn bổ sung các nội dung của hoạt động du lịch trong tình hình mới. Thời điểm này, Hiệp hội Du lịch đã và đang tăng cường các hoạt động đào tạo cho các địa phương, khu, điểm du lịch. Đồng thời định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ du lịch trong công tác đào tạo tại chỗ, đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành du lịch của tỉnh hậu COVID-19”.

Để đảm bảo doanh nghiệp dịch vụ có đủ năng lực đón tiếp và phục vụ khách trong tình hình mới, trong thời gian còn lại của năm 2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh sẽ phối hợp với các chuyên gia, các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp du lịch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lại cho hơn 2.000 lao động. Đây là sự hỗ trợ rất cần thiết để các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẵn sàng đón khách trở lại.

Bài và ảnh: Hoài Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]