(Baothanhhoa.vn) - Đến thăm Khu di tích lịch sử Lam Kinh, ngay khi bước qua Nghi môn, du khách sẽ được hướng dẫn viên mời dừng chân và giới thiệu về một trong những di sản độc đáo bậc nhất của khu di tích: cây Đa - Thị. Không ai rõ từ bao giờ, cây Đa đã lớn lên và nhanh chóng ôm trọn cây Thị vào trong lòng nó. Để rồi, thay vì hai cây, nó trở thành cây “một gốc hai ngọn”: gốc Đa có cả ngọn Đa và ngọn Thị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cây di sản ở Lam Kinh

Đến thăm Khu di tích lịch sử Lam Kinh, ngay khi bước qua Nghi môn, du khách sẽ được hướng dẫn viên mời dừng chân và giới thiệu về một trong những di sản độc đáo bậc nhất của khu di tích: cây Đa - Thị. Không ai rõ từ bao giờ, cây Đa đã lớn lên và nhanh chóng ôm trọn cây Thị vào trong lòng nó. Để rồi, thay vì hai cây, nó trở thành cây “một gốc hai ngọn”: gốc Đa có cả ngọn Đa và ngọn Thị.

Cây di sản ở Lam KinhCây Đa - Thị trong Khu di tích lịch sử Lam Kinh.

Vậy nên, người dân trong vùng đã gọi cái cây đặc biệt ấy là cây Đa - Thị. Dù bị “bó” trong lòng cây Đa, nhưng ngạc nhiên là cây thị vẫn sinh trưởng, đơm hoa, kết trái. Quả Thị tuy nhỏ, có vị ngọt - chát nhưng rất thơm. Mùa thị kết trái, mùi thơm dân dã ấy cứ phảng phất khắp nơi trong khu di tích. Thế nhưng không hiểu lý do vì sao, năm 2007, cây Thị chết chỉ còn lại cây Đa.

Và rồi thật may mắn khi thời gian gần đây, người ta đã nhìn thấy những nhánh Thị chen ra từ trong lòng cây Đa. Những nhánh cây này lớn nhanh, xanh tốt và khỏe mạnh, đã mang đến hy vọng về sự hồi sinh của cây Đa - Thị ngày nào. Có thể nói, sự tồn tại của cây Đa - Thị là một điểm nhấn rất thú vị cho không gian xanh Lam Kinh. Sự thú vị này đến từ quá trình sinh tồn độc đáo, gắn kết khăng khít của hai loài cây tưởng chừng hoàn toàn khác nhau. Sự thú vị còn bởi nó ví như một chứng nhân sống động về lịch sử tồn tại đầy thăng trầm của Lam Kinh; đồng thời, sức sống bền bỉ, dẻo dai và cả những mầm sống xanh chen ra từ gốc cổ thụ già, cho ta cảm giác về một điềm báo linh thiêng và tốt lành về sức sống mới đang hồi sinh trên vùng đất Lam Kinh?! Với tuổi thọ khoảng 300 năm và mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa - tâm linh, cây Đa - Thị đã được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.

Cây di sản được biết đến là những cây gỗ lớn, cây thân gỗ mọc tự nhiên hoặc được trồng, đang sống và có tuổi trên 100 năm đối với cây trồng và trên 200 năm đối với cây tự nhiên. Ngoài ra, những cây có giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hóa, lịch sử... nếu được cộng đồng đề xuất, được chủ sở hữu cây đăng ký và được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận, thì cũng trở thành cây di sản và được bảo tồn nghiêm ngặt theo quy định. Theo thống kê của Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh, thì hiện khu di tích có 18 cây di sản (gồm các loại đa, lim, sấu, đại, xoài đất, dổi...); trong đó, 13 cây thuộc phạm vi di tích Lam Kinh và 5 cây thuộc phạm vi đền thờ Lê Lai. Đây đều là những cây có tuổi thọ trên 100 năm; có hình dáng đặc sắc, độc đáo; có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, mỹ quan gắn với sự tồn tại của di tích Lam Kinh; có giá trị về cảnh quan; hoặc là những cây bản địa mang gen quý. Được biết, di tích Lam Kinh còn nhiều loại cây quý, có giá trị về nhiều mặt và có thể trở thành cây di sản.

Có thể nói, việc lựa chọn, lập hồ sơ đề cử nhằm vinh danh cây di sản sẽ góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật quý dưới tán rừng Lam Kinh. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng. Từ đó, quảng bá sự phong phú, đa dạng và các giá trị khoa học của hệ thực vật Lam Kinh, vừa giúp ích cho quá trình nghiên cứu, bảo tồn, vừa tạo ra nguồn tài nguyên du lịch để xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa - sinh thái Lam Kinh... Nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng Lam Kinh nói chung, hệ thống cây di sản nói riêng, thời gian qua, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã thực hiện nhiều biện pháp như tăng cường chăm sóc, bảo vệ. Đồng thời, chú trọng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và tạo môi trường sinh trưởng ổn định cho các loài thực vật. Cùng với đó là tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân trong công tác bảo vệ rừng. Ngoài ra, chú trọng việc giới thiệu giá trị của các cây di sản đến với đông đảo du khách...

Bài và ảnh: Khôi Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]