Du lịch Đà Nẵng chinh phục nấc thang mới
Đà Nẵng - điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á; thành phố sở hữu những bãi biển đẹp nhất hành tinh và công viên chủ đề hàng đầu châu Á... Nhưng, như vậy chưa đủ. Đà Nẵng cần được tiếp tục đầu tư để trở thành một Singapore mới của châu Á, như cách một viên ngọc càng mài sẽ càng sáng.
Thiên đường du lịch nào cũng có một quá khứ
Không ít các thiên đường du lịch giải trí và nghỉ dưỡng trên thế giới có quá khứ đáng kinh ngạc. Maldives - hòn đảo nghỉ dưỡng dành cho giới nhà giàu, ít ai ngờ rằng vài thập kỷ trước còn là một đảo hoang “nghèo rớt” không ngân hàng, không sân bay, là nơi cư ngụ của các dân chài liên lạc với đất liền bằng radio hoặc mã Morse.
Thập niên 1970, Sentosa đã có cáp treo nối với đất liền nhưng hạ tầng du lịch còn thiếu thốn.
Sentosa – công viên giải trí nổi tiếng thế giới của Singapore trước kia từng được biết đến với cái tên “hòn đảo nơi cái chết nằm ở phía sau”, từng là trại giam tù nhân với lượng dân ít ỏi, khổ sở vì cướp biển và nạn sốt rét. Từ năm 1974, đảo trở nên nổi tiếng với sự ra đời của Câu lạc bộ golf, cáp treo, sau đó là sự đầu tư nhiều tỷ đô của chính phủ để cải tạo bãi biển và khai sinh một loạt khu bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng hạng sang, bến du thuyền, công viên giải trí đầu tiên ở Đông Nam Á, hay casino được đánh giá là sòng bạc tốt nhất châu Á. Từ năm 2010 đến 2011, lượng khách đến Sentosa tăng vọt từ 7,8 triệu lên 19,1 triệu và trở thành thiên đường giải trí hàng đầu thế giới.
Ngay tại Việt Nam, hơn 100 năm trước, đỉnh núi Chúa (Đà Nẵng) được biết đến là khu nghỉ mát của người Pháp với chỉ 120 du khách trong năm 1925. Sau 1945, khu nghỉ mát dần hoang phế và bị cây rừng che phủ trong lãng quên gần nửa thế kỷ. Sau thống nhất đất nước, nhiều doanh nghiệp đã đến hòng đánh thức đỉnh núi Chúa say ngủ, nhưng rồi cũng lại rời đi bởi “viên ngọc” này quá “sắc nhọn” để có thể mài giũa.
Phải đến năm 2007, Sun Group đặt bước chân đầu tiên làm đẹp vùng đất này, Bà Nà Hills mới thực sự trở thành “đường lên tiên cảnh”, khiến người Việt kinh ngạc khi lần đầu tiên được trải nghiệm hệ thống cáp treo đạt bốn kỷ lục thế giới. Sau đó là sự ra đời của Công viên giải trí Sun World Ba Na Hills đẹp như một ngôi làng Pháp cổ kính, tráng lệ - một mô hình công viên giải trí chưa từng có tại Việt Nam.
Bà Nà từng là khu nghỉ mát bị lãng quên trong gần nửa thế kỷ.
Giờ đây, sau 15 năm, Bà Nà Hills đã trở thành Công viên chủ đề hàng đầu châu Á, là xứ sở thần tiên mà cứ 10 khách quốc tế đến Đà Nẵng thì sẽ có 7 khách ghé thăm. Năm 2009, ngay sau khi Sun World Ba Na Hills vận hành tuyến cáp treo đầu tiên, ngành du lịch Đà Nẵng đã “được mùa” với 1,35 triệu lượt, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2008. Ngay 6 tháng đầu năm 2024, 70% trong số gần 1,5 triệu khách quốc tế đến Đà Nẵng đã chọn đi Bà Nà để check-in Cầu Vàng, thăm Làng Pháp và tận hưởng không khí lễ hội bất tận quanh năm suốt tháng.
Từ những viên ngọc thô bị lãng quên, nhiều điểm đến trên thế giới đã được mài giũa miệt mài trong nhiều thập kỷ để toả ánh sáng, đó là cách mà bánh xe của ngành công nghiệp du lịch giải trí trên khắp thế giới vận hành.
“Thay đổi hay là chết”?
Mọi điểm đến du lịch nổi tiếng trên thế giới đều khẳng định đế chế của mình và thu hút du khách tiếp tục quay trở lại bằng cách liên tục đầu tư, làm mới và nâng tầm trải nghiệm. Và đó cũng là cách để “sống còn” trong cuộc cạnh tranh điểm đến khốc liệt.
Maldives – hòn đảo thiên đường nổi tiếng với hơn 160 khu resort vẫn hàng năm không ngừng khai sinh thêm các khu nghỉ dưỡng mới. Chỉ riêng năm 2022 có đến 6 khu resort hạng sang được ra mắt tại đây.
Tại đất nước láng giềng Singapore, Sentosa vốn nổi tiếng với vô số trải nghiệm vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, casino.... Tháng 3 vừa qua, nơi đây tiếp tục công bố khai trương thêm cầu Vọng cảnh có diện tích tương đương với 5 sân bóng với một loạt công trình thiết kế siêu độc đáo.
Singapore tuyên bố đầu tư 300 triệu USD nhằm phát triển các sản phẩm và trải nghiệm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Đà Nẵng – thủ phủ của du lịch Việt mùa hè này cũng ra mắt một chuỗi các sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế như show diễn jetski & flyboard kết hợp pháo hoa hàng đêm “Symphony of River” tại Da Nang Downtown, hay loạt show diễn quy tụ hàng trăm nghệ sĩ đình đám thế giới trong làng xiếc ảo thuật tại Bà Nà Hills. Theo đó, chỉ trong hơn 1 tháng hè, Đà Nẵng đã hút đến hơn 1,5 triệu lượt khách cả trong nước và quốc tế, đưa doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành trong tháng 6/2024 tăng gần 30% so với năm 2023, ước đạt 16.344 tỷ đồng.
Bà Nà Hills không còn là điểm đến mới nhưng vẫn liên tục đổi mới. Chỉ có một điều không thay đổi, đó là đóng góp quan trọng của khu du lịch này tới kinh tế, xã hội địa phương. Lãnh đạo huyện Hoà Vang cho biết: “Ngoài việc tạo ra việc làm, thu nhập ổn định cho lao động nông thôn Hòa Vang, Bà Nà Hills còn giúp chính con người nơi đây thay đổi về văn hóa giao tiếp. Sự hiện diện của Bà Nà Hills đã giúp cho mảnh đất Hòa Vang được đông đảo khách trong nước và quốc tế biết đến. Người dân địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng và các địa phương lân cận cũng được trải nghiệm những dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí đẳng cấp hàng đầu Việt Nam và thế giới”.
Việc đầu tư bài bản và nâng tầm các điểm đến du lịch có giá trị cộng sinh rất lớn tới sự phát triển kinh tế, xã hội. Từ bài học của Đà Nẵng cho thấy, các khu du lịch trọng điểm không chỉ tăng nguồn thu cho các hoạt động dịch vụ như vận chuyển, ăn uống, lữ hành..., mà còn tạo một nguồn thu nhập lớn cho người dân địa phương.
Đà Nẵng cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ để nâng tầm sản phẩm du lịch, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Nhưng, với một thành phố nhiều tiềm năng như Đà Nẵng, hơn 7 triệu lượt khách đến trong năm 2023 vẫn là một con số chưa xứng tầm và rất khiêm tốn so với khu vực. Bởi vậy, sự đầu tư cho Đà Nẵng cần giống như một dòng chảy không ngừng, lớp sóng sau cao hơn lớp sóng trước, để các điểm đến du lịch tiệm cận và bắt kịp với sự biến đổi không ngừng của thế giới và thị hiếu giải trí toàn cầu. Bà Nà Hills hay bất cứ khu du lịch nào tại Việt Nam, nếu muốn thành điểm đến tầm cỡ quốc tế đủ sức cạnh tranh toàn cầu, thì cần được tiếp tục đầu tư bởi những nhà đầu tư chiến lược có tâm và tầm nhìn.
Đà Nẵng cần được nâng cấp, đa dạng sản phẩm, bổ sung những khoảng trống còn thiếu như du lịch đêm, mua sắm, giải trí đêm, thậm chí là casino... để dần hướng tới đưa Đà Nẵng trở thành một Singapore mới của châu Á.
Nói theo cách của ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng: “Tài nguyên nếu không đưa vào khai thác, không biết cách khai thác thì mãi mãi vẫn chỉ là tài nguyên”. Để biến tài nguyên thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, quảng bá Việt Nam ra thế giới, thì việc đầu tư bài bản theo hướng bền vững, liên tục sáng tạo, đổi mới, nâng tầm là một tất yếu không thể chối cãi.
Tùng Dương
{name} - {time}
-
2024-12-11 20:21:00
Thị trường lịch Tết Ất Tỵ 2025 - Mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý
-
2024-12-11 20:00:00
[Podcast] - Tản văn: Cải vàng thay nắng mùa đông
-
2024-08-28 13:45:00
Hoạt động thư viện cơ sở: Hai mảng màu sáng - tối
Bức tranh “thi vị” bên hồ Vua Lê
Bật mí điểm check-in với sen cực hot khi đến Sun World Ha Long
Du khách xúc động hoà vào nghi lễ thiêng liêng trong lễ Vu Lan tại núi Bà Đen
Lễ hội Lam Kinh năm 2024 sẽ khai mạc vào sáng ngày 24/9
Vẻ đẹp rực rỡ của LAMORI dưới ánh hoàng hôn
Phát huy giá trị di tích đền thờ Lê Phụng Hiểu
[Mega Story] - Gửi lời chào lớp 1 yêu thương…
Lưu giữ, trao truyền văn hóa, chữ viết dân tộc Thái
Tham quan rừng dừa Bảy Mẫu - Trải nghiệm thú vị khi đến Hội An