Dự kiến bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học năm 2025.
Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học - Ảnh minh họa
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, với hệ thống hỗ trợ tuyển sinh hiện nay, dù xét tuyển sớm thì thí sinh vẫn phải nhập tất cả các nguyện vọng lên hệ thống theo kế hoạch của đợt xét tuyển chung, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Cuối cùng, thí sinh chỉ đỗ ở một nguyện vọng duy nhất, vào một trường duy nhất. Trong khi đó, việc xét tuyển sớm tốn kém nhiều nguồn lực của các trường. Thí sinh cũng mất nhiều thời gian, chi phí để đăng ký hồ sơ vào các trường, dù điều đó có thể giải quyết được một phần áp lực tâm lý.
Mục tiêu ban đầu của việc tuyển sinh sớm (như tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển) là để tuyển được thí sinh vượt trội, tài năng. Nhưng việc xét tuyển sớm mà các trường đang thực hiện lại phần lớn có lợi cho các em học sinh yếu, khi học sinh có điểm học bạ trung bình, yếu cũng có thể nộp hồ sơ và trúng tuyển sớm nhiều trường. Thậm chí, lâu nay việc xét tuyển sớm còn gây bất lợi, thiếu công bằng cho những thí sinh không có khả năng tham gia kỳ thi riêng, không có điều kiện thi các chứng chỉ.
Bà Nguyễn Thu Thủy cho biết, sau khi tiếp nhận ý kiến chuyên gia, thầy cô giáo, dự kiến vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 năm nay, Ban soạn thảo quy chế tuyển sinh sẽ trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ xét tuyển sớm. Hiện nay, hệ thống chung của Bộ đã hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ việc xét tuyển đại học ở mọi phương thức.
Bà Thủy cho biết thêm, Bộ dự kiến bổ sung thêm ngưỡng đảm bảo chất lượng (điểm sàn) bằng điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông với nhóm ngành Sức khỏe, Sư phạm. Điều chỉnh này tạo thuận lợi, công bằng hơn cho các thí sinh tự do. Trước đó, trong dự thảo quy chế tuyển sinh mà Bộ đang lấy ý kiến, điểm sàn ở các nhóm ngành này chỉ dùng điểm học bạ.
Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều điểm mới, trong đó các trường chỉ được xét tuyển sớm 20% chỉ tiêu.
Đây là các đợt tuyển sinh diễn ra trước kỳ thi tốt nghiệp THPT của Bộ. Các trường thường xét sớm bằng cách dùng học bạ, chứng chỉ quốc tế, điểm thi đánh giá năng lực, tư duy hoặc kết hợp nhiều tiêu chí. Bên cạnh những trường top đầu cạnh tranh xét tuyển sớm khá gay gắt thì không ít trường chỉ lấy đầu vào trung bình 5 điểm học bạ mỗi môn, thậm chí thấp hơn.
Năm 2023, hơn 200 trong 322 trường đại học xét tuyển sớm. Số thí sinh trúng tuyển theo diện này là hơn 375.500 em, trong đó 147.400 em đặt làm nguyện vọng 1, tương đương gần 40%.
Theo VGP News
{name} - {time}
-
2025-01-07 16:57:00
Hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu chào mừng sinh nhật 18 tuổi và chuỗi hoạt động ý nghĩa
-
2025-01-07 16:19:00
Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều ngành đào tạo mới ra đời
-
2025-01-06 09:15:00
Nâng chất lượng dạy học văn hóa kết hợp với học nghề
Hàng chục trường công bố phương án tuyển sinh 2025
Cá nhân, tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh
Ba đối tượng được học thêm trong nhà trường không phải đóng phí
Thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo ở Trường THCS Trần Mai Ninh
Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045
Kỷ luật cảnh cáo cô giáo “tác động vật lý” với học sinh
Giao chỉ tiêu gần 4.000 hợp đồng giáo viên cho các cơ sở giáo dục
Vì mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững sự nghiệp giáo dục
Bộ GD-ĐT phát động phong trào học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục