(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và tỉnh thông qua nhiều chương trình hỗ trợ, chính sách ưu đãi... Cấp ủy, chính quyền xã Nam Tiến (Quan Hóa) đã tích cực vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhờ đó, đời sống người dân từng bước được cải thiện, vươn lên thoát nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Nam Tiến nỗ lực xóa đói, giảm nghèo

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và tỉnh thông qua nhiều chương trình hỗ trợ, chính sách ưu đãi... Cấp ủy, chính quyền xã Nam Tiến (Quan Hóa) đã tích cực vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhờ đó, đời sống người dân từng bước được cải thiện, vươn lên thoát nghèo.

Xã Nam Tiến nỗ lực xóa đói, giảm nghèo

Mô hình sản xuất nan thanh tại bản Ngà, xã Nam Tiến tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Xác định xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) là nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, UBND xã đã kiện toàn ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để giúp các thôn tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo. Trong đó, chú trọng các chương trình, dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải thiện điều kiện sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách các thôn, bản; mỗi chi bộ thôn, bản phân công đảng viên giúp hộ khó khăn trong phát triển kinh tế, XĐGN. Trước hết, xã đánh giá, khảo sát nhu cầu hỗ trợ của các hộ nghèo, cận nghèo cũng như phân loại các hộ nghèo, từ đó có các chính sách hỗ trợ sát thực, phù hợp, cụ thể tới từng hộ gia đình. Địa phương cũng tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần chủ động, vươn lên của người nghèo; đồng thời, tiếp nhận và sử dụng hiệu quả chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để làm “đòn bẩy” giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, với đặc thù chủ yếu diện tích là đồi núi, địa phương đã tập trung xây dựng và thực hiện hiệu quả 3 giải pháp trọng tâm trong công cuộc XĐGN, gồm: Cải tạo, chuyển đổi rừng nghèo kiệt, vườn tạp thành cây có giá trị kinh tế, phát triển các mô hình chăn nuôi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và xuất khẩu lao động... Nhiều mô hình phục vụ nông nghiệp, nông thôn được triển khai, bước đầu đã tạo được việc làm cho người dân và phát huy được hiệu quả kinh tế vùng đồi núi, như: chăn nuôi lợn thịt, nuôi gà thả vườn, nuôi trâu bò, dê... Bên cạnh đó, xã chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, khuyến khích các hộ có điều kiện đầu tư xây dựng các trang trại có quy mô vừa và lớn để thu hút lao động tại chỗ, tạo việc làm ổn định. Cùng với đó, xã cũng triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ, chính sách đến từng người dân. Rà soát và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các cá nhân còn thiếu và sai thông tin. Chỉ đạo sát sao công tác rà soát, đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo sát với thực tế của từng hộ gia đình. Ngoài ra, hàng năm, UBND xã tuyên truyền, vận động người dân tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề ngắn hạn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi do huyện tổ chức. Qua đó, giúp người dân thay đổi tập quán canh tác và chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm theo hướng tăng năng suất, hiệu quả hơn.

Các đoàn thể chính trị - xã hội đã tạo điều kiện để đoàn viên, hội viên, nhất là đối tượng nghèo vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Đến nay, nguồn vốn của các ngân hàng đã giải ngân trên địa bàn xã 31 tỷ đồng, giúp người dân chủ động nguồn vốn sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình và xuất khẩu lao động. Minh chứng rõ nét như gia đình ông Hà Văn Luyên, ở bản Ngà, trước đây gia đình ông là một trong những hộ nghèo nhất của xã mà nguyên nhân do đông con, đất sản xuất ít. Năm 2016, ông đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để mở xưởng sản xuất chế biến lâm sản. Đến nay, gia đình ông đã trả hết nợ và hiện đang tạo việc làm cho 25 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân từ 3 - 7 triệu đồng/người/tháng. Hiện, thu nhập của gia đình ông từ 20 - 30 triệu đồng/tháng và trở thành tấm gương vượt khó làm giàu của địa phương.

Với sự nỗ lực của cấp ủy đảng, chính quyền xã Nam Tiến và người dân trong công tác XĐGN, đến nay, diện mạo nông thôn mới ở nơi đây đang dần khởi sắc. Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2019 đạt 22 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 20,31% đầu năm 2018 xuống còn 11,76% cuối năm 2019. Hiện, Nam Tiến đã đạt 14/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành 19/19 tiêu chí.

Theo ông Hà Văn Đượng, Chủ tịch UBND xã Nam Tiến, những kết quả mà địa phương đạt được trong công tác XĐGN đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội và thay đổi diện mạo nông thôn mới nơi đây. Thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện các chương trình XĐGN; mở rộng diện tích ruộng bậc thang, nương có bờ, áp dụng giống mới và khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt... Đồng thời, đảm bảo an sinh xã hội cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công; tích cực vận động người dân thực hiện nếp sống văn hóa ở khu dân cư; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài Và Ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]