Huấn luyện công tác PCCC tại cảng Công ty CP Dịch vụ dầu khí tổng hợp PTSC Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tổng điều tra cơ bản, rà soát, phân loại cơ sở quản lý về PCCC trên địa bàn tỉnh

(THO) - Nhằm chủ động nắm chắc tình hình có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn tỉnh, ngày 22-11-2018, Giám đốc Công an tỉnh đã ban hành kế hoạch về tổng điều tra cơ bản (ĐTCB), rà soát các cơ sở quản lý về công tác PCCC trên địa bàn toàn tỉnh.

Huấn luyện công tác PCCC tại cảng Công ty CP Dịch vụ dầu khí tổng hợp PTSC Thanh Hóa.

Theo đó, đối tượng ĐTCB gồm các địa bàn, khu vực trọng điểm về PCCC, điều tra cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC và thuộc diện theo dõi về PCCC. Việc xác định địa bàn, khu vực trọng điểm về PCCC dựa trên một trong các tiêu chí: Địa bàn, khu vực có trên 140 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, trong đó có trên 35 cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ; địa bàn, khu vực có khu kinh tế, khu công nghiệp; khu dân cư tập trung các căn nhà có nguy cơ cháy, nổ cao mà khi xảy ra cháy có nguy cơ trở thành cháy lớn; tổ dân phố tại các đô thị và có các nhà liền kề chuyên sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy và cháy được với tổng số căn nhà liền kề từ 30 nhà trở lên; thôn, làng, ấp, bản và có các nhà, công trình phụ trợ như mái, tường bao làm bằng vật liệu dễ cháy với tổng số căn nhà từ 50 nhà trở lên; làng nghề chuyên sản xuất, chế biến hàng hóa dễ cháy với tổng số căn nhà từ 25 nhà trở lên.

Điều tra cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC và những cơ sở không thuộc diện quản lý về PCCC tuy nhiên tiềm ẩn nguy cơ có thể xảy ra cháy, nổ theo đánh giá của đơn vị phụ trách địa bàn cần phải lập danh sách theo dõi về PCCC: Các cửa hàng kinh doanh tạp hóa, cửa hàng kinh doanh gas dưới 70kg, hộ gia đình kết hợp với kinh doanh...

Nội dung ĐTCB đối với địa bàn, khu vực trọng điểm về PCCC tập trung xác định vị trí, địa giới hành chính; thu thập thông tin chung về địa bàn, khu vực trọng điểm; vị trí, vai trò của địa bàn, khu vực trọng điểm về PCCC đối với chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương và cả nước (nếu có); tính chất trọng điểm của địa bàn, khu vực. Những cơ sở trọng điểm, quan trọng, nhạy cảm về an ninh chính trị và các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc địa bàn, khu vực; các đặc điểm khác tác động đến công tác PCCC và CNCH và sự ổn định tại địa bàn, khu vực trọng điểm...

Tổ chức tổng điều tra, rà soát các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC phải đảm bảo thu thập đầy đủ các thông tin và các tài liệu như sơ đồ hệ thống tổ chức của cơ sở; chức năng, nhiệm vụ của cơ sở; kế hoạch phát động phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC của cơ sở; báo cáo về công tác PCCC và CNCH ở cơ sở; các tài liệu có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH tại cơ sở...

Đồng thời tổ chức tổng điều tra, rà soát các cơ sở thuộc diện theo dõi về PCCC phải đảm bảo thu thập đầy đủ các thông tin về tên cơ sở, địa chỉ, sơ đồ hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ sở; họ và tên người đứng đầu cơ sở, số điện thoại; quy mô (diện tích, khối tích, số tầng...), tính chất hoạt động của cơ sở. Số lượng các hạng mục, bộ phận của cơ sở; tính chất nguy hiểm cháy, nổ của các hạng mục, bộ phận và mặt bằng bố trí các hạng mục, bộ phận đó; cấp quản lý hành chính; tổ chức lực lượng PCCC và CNCH; đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy; điều kiện thông tin, liên lạc phục vụ báo cháy và chữa cháy; các hệ thống, phương tiện PCCC và CNCH đã được trang bị.

Trước khi thực hiện, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH và công an các huyện, thị xã thành phố lập kế hoạch ĐTCB, trong đó xác định lộ trình thực hiện, phân công trách nhiệm đến từng cán bộ, chiến sĩ nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến địa bàn điều tra, rà soát; xác định nội dung cần thu thập; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện. Thành lập các tổ công tác tiến hành ĐTCB theo phương pháp cuốn chiếu, tiến hành tổng điều tra rà soát từng cơ sở, từng địa bàn; lập danh sách và đề xuất phân loại cơ sở, phân loại địa bàn theo các biểu mẫu. Sau khi ĐTCB phải tập hợp, thống kê, phân loại tài liệu, lập hồ sơ ĐTCB, tiến hành đăng ký hồ sơ và bảo quản, sử dụng theo chế độ công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ.

Thông qua kết quả tổng ĐTCB giúp các đơn vị quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH nắm chắc tình hình có liên quan đến cháy, nổ trên địa bàn toàn tỉnh, trên cơ sở đó xác định địa bàn, cơ sở trọng điểm, cơ sở có nhiều tính chất nguy hiểm về cháy, nổ để có biện pháp chủ động phòng ngừa, góp phần kiềm chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Bài và ảnh: Cao Hường

(Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]