(Baothanhhoa.vn) - Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thông qua hàng loạt chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ đồng bào dân tộc các huyện miền núi xứ Thanh phát triển kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thoát nghèo từ Chương trình 135

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thông qua hàng loạt chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ đồng bào dân tộc các huyện miền núi xứ Thanh phát triển kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, người dân xã Xuân Khang (Như Thanh) phát triển mô hình trồng thanh long ruột đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một trong những chính sách thiết thực, hiệu quả phải kể đến Chương trình 135 hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đến thăm gia đình anh Hà Xuân Doanh, xã Điền Quang (Bá Thước) là một trong những hộ gia đình thoát nghèo nhờ Chương trình 135. Năm 2014, gia đình anh Doanh nằm trong diện tham gia dự án theo Chương trình 135, được hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản, được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Cùng với đó, anh Doanh kết hợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả... đến nay trang trại của anh đã phát triển được 10 con bò sinh sản, 2,5 ha keo, 3 ao cá, 2,7 ha luồng, vầu, 1 ha trồng mía, thu nhập bình quân khoảng 160 triệu đồng/năm.

Hay như gia đình bà Quách Thị Hồng và ông Phạm Văn Phúc cùng nhiều gia đình khác ở thôn Quang Bái, xã Quang Trung (Ngọc Lặc) đã làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Đây là kết quả của sự cố gắng vượt khó vươn lên trong xóa đói, giảm nghèo, một phần cũng nhờ sự hỗ trợ của Chương trình 135 làm đòn bẩy để các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, tiếp cận với các phương thức làm ăn mới, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Có thể thấy, cái được lớn nhất trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở xã Quang Trung là không chỉ nâng cao đời sống vật chất cho người nghèo mà còn làm thay đổi nhận thức của họ. Qua những tấm gương tự nguyện làm đơn thoát khỏi danh sách hộ nghèo đã trở thành động lực để các hộ nghèo khác nỗ lực vươn lên.

Những gương điển hình trên chỉ là một trong hàng nghìn mô hình phát triển kinh tế giúp người nông dân miền núi thoát nghèo thông qua Chương trình 135 và các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, góp phần làm cho trên 40.000 hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 và trên 10.000 hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2017 vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống. Năm 2017, tính riêng vốn đầu tư phát triển theo Chương trình 135 tại Thanh Hóa là trên 151 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 270 công trình mới; vốn hỗ trợ phát triển sản xuất gần 39 tỷ đồng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người dân miền núi.

Để tiếp tục hỗ trợ người nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, ngày 20-6-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số 900/QĐ-TTg phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt hỗ trợ đầu tư cho 100 xã của 13 huyện: Như Xuân, Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Như Thanh, Thạch Thành, Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Thường Xuân.

Để chính sách của Đảng, Nhà nước đạt hiệu quả cao nhất, trong thời gian tới các ban, ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để xóa bỏ tâm lý trồng chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước của một bộ phận không nhỏ người dân nghèo, người dân tộc thiểu số. Làm được như vậy thì mới tạo động lực cho người dân tự chủ động vươn lên xóa đói, giảm nghèo một cách căn cơ và bền vững.


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]