(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê của ngành chức năng đến tháng 12-2019, toàn tỉnh có 59 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và 32 cơ sở có hoạt động GDNN (53 cơ sở công lập và 38 cơ sở tư thục). Các cơ sở GDNN đang tuyển sinh đào tạo 35 mã ngành, nghề cao đẳng và 49 mã ngành, nghề trung cấp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sắp xếp hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Sắp xếp hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Giáo viên Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa hướng dẫn học sinh thực hành.

Theo thống kê của ngành chức năng đến tháng 12-2019, toàn tỉnh có 59 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và 32 cơ sở có hoạt động GDNN (53 cơ sở công lập và 38 cơ sở tư thục). Các cơ sở GDNN đang tuyển sinh đào tạo 35 mã ngành, nghề cao đẳng và 49 mã ngành, nghề trung cấp.

Trong giai đoạn 2016-2020, các cơ sở GDNN ước tuyển sinh và đào tạo được khoảng gần 393.000 người (trong đó cao đẳng gần 12.000 người, trung cấp 30.990 người...); tỷ lệ lao động có việc làm đào tạo trình độ cao đẳng đạt khoảng 90-95%, trình độ trung cấp đạt khoảng 85-90% và trình độ sơ cấp đạt khoảng 75%.

Bám sát định hướng phát triển hệ thống cơ sở GDNN của Trung ương, những năm qua, công tác GDNN trên địa bàn tỉnh luôn được tỉnh quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện công tác đào tạo nghề; đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của học sinh, sinh viên. Trong đó, các trường cao đẳng, trung cấp nghề được đầu tư khá lớn về thiết bị dạy nghề, khoảng gần 7.000 loại thiết bị dạy nghề, với tổng kinh phí trên 655 tỷ đồng; các trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên được đầu tư gần 4.000 thiết bị dạy nghề, với tổng kinh phí trên 55 tỷ đồng. Hiện nay, các trường cao đẳng, trung cấp được giao sử dụng hơn 668.000m2 đất, trong đó diện tích xây dựng khu nhà làm việc, khu ký túc xá, thư viện hơn 214.200m2; diện tích phòng học lý thuyết, xưởng thực hành hơn 141.300m2, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 8-10-2018 của Chính phủ. Về chất lượng đội ngũ nhà giáo tại cơ sở GDNN, đến nay đã có 97,6% số nhà giáo đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ và tin học; tiến sĩ chiếm 2,5%, thạc sĩ chiếm 26,8%...

Tuy nhiên, mạng lưới các cơ sở GDNN vẫn còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, nhiều trường đào tạo cùng một ngành nghề, việc phân bố các trường giữa các vùng, địa phương chưa hợp lý, chủ yếu tập trung ở TP Thanh Hóa; các trường cao đẳng, trung cấp công lập chưa có nhiều đột phá về chất lượng dạy nghề; các trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên công lập cấp huyện chủ yếu tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn; sự phối kết hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo chưa chặt chẽ... Đặc biệt, mặc dù hàng năm số lượng tuyển sinh đào tạo đều đạt chỉ tiêu nhưng tỷ lệ tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp còn thấp (khoảng gần 12%); vẫn còn nhiều cơ sở tư thục hoạt động cầm chừng, tuyển sinh hạn chế.

Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của thị trường lao động, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là Nghị quyết 19), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã phê duyệt Đề án “Sắp xếp các cơ sở GDNN công lập do tỉnh Thanh Hóa quản lý”. Theo đó, sáp nhập Trường Cao đẳng Nông - Lâm và Trường Cao đẳng Nghề nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa; sáp nhập Trường Trung cấp Nghề xây dựng và Trường Trung cấp Phát thanh - Truyền hình vào Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp; chuyển giao Trường Trung cấp Nghề kỹ nghệ cho Liên minh HTX Việt Nam tiếp nhận để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX cho tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh Bắc Trung bộ. Như vậy, dự kiến đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh còn 55 cơ sở GDNN, gồm 11 trường cao đẳng (4 trường công lập trực thuộc tỉnh, 2 trường công lập Trung ương đóng trên địa bàn và 5 trường tư thục); 14 trường trung cấp (8 trường công lập, 6 trường tư thục); 30 trung tâm GDNN (24 trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên công lập cấp huyện, 3 trung tâm thuộc tổ chức chính trị - xã hội và 3 trung tâm tư thục) và 32 cơ sở có hoạt động GDNN.

Thực hiện Nghị quyết 19 và Đề án “Sắp xếp các cơ sở GDNN công lập do tỉnh Thanh Hóa quản lý”, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, các sở, ngành đã xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong đó, đã đề ra các giải pháp, như: Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân đối với công tác GDNN và định hướng phân luồng học sinh; khuyến khích các cơ sở GDNN chủ động khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực, giảm chi phí cho ngân sách Nhà nước; xây dựng cơ chế, chính sách tạo sự gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp để đào tạo nghề cho người lao động gắn với giải quyết việc làm một cách bền vững; trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDNN...

Duy Sơn


Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]