(Baothanhhoa.vn) - Từ giữa năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”. Thực hiện đề án này, tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành Kế hoạch số 178/KH-UBND, ngày 13-10-2017, về thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”. Ngay sau kế hoạch này, hoạt động khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh nhà đã thực sự được tiếp sức và được triển khai với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp nhiều chị em xóa bỏ rào cản về giới, mạnh dạn đề xuất ý tưởng, nuôi dưỡng khát vọng vươn lên làm giàu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phụ nữ với phong trào khởi nghiệp

Từ giữa năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”. Thực hiện đề án này, tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành Kế hoạch số 178/KH-UBND, ngày 13-10-2017, về thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”. Ngay sau kế hoạch này, hoạt động khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh nhà đã thực sự được tiếp sức và được triển khai với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp nhiều chị em xóa bỏ rào cản về giới, mạnh dạn đề xuất ý tưởng, nuôi dưỡng khát vọng vươn lên làm giàu.

Phụ nữ với phong trào khởi nghiệp

Sản phẩm rau, củ, quả của HTX rau, củ, quả an toàn Vạn Hà được trưng bày tại gian hàng của Hội LHPN huyện Thiệu Hóa trong dịp chào mừng Ngày phụ nữ sáng tạo – khởi nghiệp năm 2019.

Nắm bắt nhu cầu được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong phát triển kinh doanh của phụ nữ, tháng 3-2018, Hội LHPN xã Ðông Ninh, huyện Ðông Sơn thành lập câu lạc bộ (CLB) phụ nữ khởi nghiệp. CLB phối hợp các ngành chức năng, các cấp hội phụ nữ tổ chức đào tạo, chia sẻ kiến thức khởi sự kinh doanh, hỗ trợ thành viên CLB vay vốn phát triển kinh tế, tạo điều kiện để các hội viên kinh doanh, khởi nghiệp. Chị Lê Thị Tươi, chủ nhiệm CLB chia sẻ: “Bén duyên với nghề làm hương từ năm 2013, tuy nhiên, những năm đầu, tôi chỉ làm quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp. Khi xã thành lập CLB phụ nữ khởi nghiệp, tôi cùng 24 hội viên phụ nữ đã tham gia. Qua các buổi sinh hoạt, tôi được tư vấn nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh; cách tìm kiếm mở rộng thị trường... Từ đó, tôi quyết định thành lập doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hương. Ðến nay, trung bình mỗi tháng doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 50 tấn hương sang thị trường các nước Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ..., với giá bán hiện tại khoảng 20.000 đồng/kg”.

Được biết, năm 2017, chị Tươi quyết định thành lập Công ty TNHH Nhật Anh, chuyên sản xuất hương xuất khẩu, vốn để thành lập doanh nghiệp là nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội và nguồn quỹ của hội phụ nữ xã Đông Ninh. Để tiến hành hoạt động sản xuất, chị đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc và xe ô tô tải để vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ. Đến nay, doanh nghiệp do chị Tươi làm chủ đang tạo việc làm cho 25 lao động địa phương với mức thu nhập trung bình khoảng 4,5 đến 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Phụ nữ với phong trào khởi nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất hương xuất khẩu do chị Lê Thị Tươi, chủ nhiệm CLB hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp xã Đông Ninh (Đông Sơn) làm chủ đang tạo việc làm cho 25 lao động địa phương với mức thu nhập dao động từ 4,5 đến 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Sau khi gặt hái được những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất hương xuất khẩu, năm 2018, chị Tươi đã thuê lại 1ha đất ruộng bỏ hoang của các hộ dân trong xã và xây dựng trang trại chăn nuôi bò, đồng thời, thu mua lại những con bò của các hộ dân không có điều kiện chăm sóc. Để có nguồn thức ăn cho bò, chị tiếp tục thuê thêm 2ha đất nông nghiệp để trồng cỏ voi. Đến nay, đàn bò của trang trại đã lên tới 48 con. Thu nhập chung của gia đình chị, sau khi đã trừ mọi chi phí đầu tư đạt khoảng 35 triệu đồng/tháng.

Từ hai bàn tay trắng, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, đến nay, gia đình chị Tươi vươn lên trở thành một trong những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, chị Tươi trở thành một gương mặt nữ tiêu biểu trong phong trào khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp tại địa phương. Với những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế và sự cống hiến cho sự phát triển của hội phụ nữ xã Đông Ninh, năm 2017, chị Tươi vinh dự được nhận Bằng khen của Hội LHPN tỉnh; năm 2016, 2017, 2018, gia đình chị Tươi được Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn và UBND xã Đông Ninh tặng Giấy khen “Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi” và cũng trong năm 2018, chị Tươi được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng Huân chương “Vì sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ”.

Tương tự, HTX sản xuất rau, củ, quả an toàn Vạn Hà (Thiệu Hóa) do chị Phạm Thị Thanh Nga làm giám đốc, được thành lập tháng 7-2019 (tiền thân là tổ hợp tác sản xuất rau, củ, quả an toàn) với sự tham gia của 15 hội viên hội phụ nữ thị trấn Vạn Hà đã tạo điều kiện cho các hội viên hội phụ nữ tham gia khởi nghiệp, phát triển kinh tế và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Mặc dù, các hội viên hội phụ nữ đã cùng các thành viên trong gia đình tổ chức sản xuất rau, củ, quả an toàn trong một thời gian dài trước đây, tuy nhiên, việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, manh mún nên gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm thị trường. Sự ra đời của HTX sản xuất rau, củ, quả an toàn Vạn Hà đã tăng cường tính liên kết giữa các thành viên và liên kết các hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm rau màu, các mặt hàng nông sản chất lượng cho các siêu thị trên địa bàn tỉnh cũng như các cửa hàng thực phẩm sạch tại địa phương và một số huyện lân cận, đồng thời hướng tới xây dựng thương hiệu “rau sạch Vạn Hà”. Cũng với mục đích tương tự, phụ nữ thị trấn Vạn Hà đã có một cửa hàng giới thiệu và cung ứng sản phẩm rau, củ, quả an toàn ngay tại trung tâm thị trấn sau khi đề án khởi nghiệp của mình được thông qua và nhận được sự hỗ trợ gần 70 triệu đồng từ Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa.

Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa xác định tập trung hỗ trợ phụ nữ là chủ hộ sản xuất, kinh doanh, đặc biệt khảo sát, lựa chọn các cơ sở sản xuất, kinh doanh có từ 10 lao động trở lên, có doanh thu khá để phát triển thành doanh nghiệp. Từ đó, vận động hội viên tham gia các lớp tập huấn về khởi sự kinh doanh. Hội LHPN tỉnh phân công thành lập ban chỉ đạo phụ nữ ở cơ sở để động viên, hỗ trợ chị em, đặc biệt những người có tiềm năng phát triển thì phải nắm bắt kịp thời những vướng mắc, băn khoăn để giải thích, hướng dẫn, để chị em mạnh dạn, tự tin khởi nghiệp. Với nữ nông dân muốn khởi nghiệp, hội hướng dẫn thay đổi phương thức sản xuất manh mún, kém hiệu quả lâu nay sang thành lập các tổ hợp tác, HTX, giúp họ hình thành tư duy làm ăn kinh tế theo chuỗi giá trị.

Đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh cho biết: “Trong quá trình vận động chị em khởi nghiệp, cán bộ hội phụ nữ các cấp tập trung giúp đỡ chị em ngay từ ý tưởng, đến xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh. Khi kế hoạch được triển khai, chị em mong muốn tổ chức hội LHPN đồng hành ở phương diện nào, thí dụ như cung cấp kiến thức, cách tiếp cận khoa học - công nghệ, hay vay vốn thì thông qua đó, hội có điều kiện giúp đỡ kịp thời và đúng trọng tâm”. Được biết, song song với việc đào tạo, Hội LHPN tỉnh đã tạo điều kiện cho chị em phụ nữ tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng thông qua phối hợp với các hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chương trình, dự án, doanh nghiệp hỗ trợ vay vốn. Tuy nhiên, những nguồn vốn ký kết thông qua các kênh này còn hạn chế. Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh mong muốn thành lập được Quỹ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp để hỗ trợ hội viên trực tiếp và hiệu quả hơn.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của nước ta xác định mục tiêu từ năm 2020, tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt từ 35% trở lên, đến năm 2025, khoảng 20.000 phụ nữ được hỗ trợ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay, phụ nữ tham gia khởi nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức. Vì vậy, rất cần xây dựng nhiều hơn nữa các mô hình hỗ trợ để phụ nữ khởi nghiệp thành công.

Bài và ảnh: Lê Tình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]