(Baothanhhoa.vn) - Ngày 1-7-2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, việc triển khai thực hiện hiệu quả gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng sẽ góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, đảm bảo đời sống và an toàn cho NLĐ.

Nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Ngày 1-7-2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, việc triển khai thực hiện hiệu quả gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng sẽ góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, đảm bảo đời sống và an toàn cho NLĐ.

Nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19Công nhân Công ty TNHH May mặc APPAREL TECH Vĩnh Lộc trong ca sản xuất.

Trong 12 chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động của Nghị quyết 68/NQ-CP, có 3 chính sách liên quan trực tiếp đến ngành bảo hiểm xã hội (BHXH), gồm: giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ. Hiện, BHXH tỉnh Thanh Hóa đang tích cực triển khai các chính sách với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, nhằm kịp thời hỗ trợ cho NLĐ và doanh nghiệp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Công ty TNHH MTV Thép VAS Nghi Sơn (đóng trên địa bàn thị xã Nghi Sơn) có gần 1.400 lao động. Việc được giảm 12 tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giúp doanh nghiệp giảm đến 500 triệu đồng. Nguồn kinh phí được giảm này đã giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, có điều kiện hỗ trợ NLĐ phòng, chống dịch COVID-19. Ông Trịnh Hữu Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thép VAS Nghi Sơn, chia sẻ: Chúng tôi thực sự vui mừng vì Nhà nước, Chính phủ đã thấy được khó khăn của doanh nghiệp, thấu hiểu doanh nghiệp trong thời điểm đại dịch COVID-19. Việc hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng là để hỗ trợ lại cho NLĐ, nhằm bảo đảm công tác an sinh xã hội.

Ông Nguyễn Hùng Cường, Giám đốc BHXH thị xã Nghi Sơn, cho biết: Quán triệt các quy định hướng dẫn của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Thanh Hóa, ngành BHXH thị xã Nghi Sơn đang tập trung xử lý hồ sơ đề nghị của các đơn vị mà không phát sinh thêm các thủ tục hành chính ngoài quy định. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị tổ chức rà soát lại các điều kiện tạm dừng đóng quỹ hưu trí. Dự kiến, 5 tháng cuối năm 2021 trên địa bàn thị xã sẽ có trên 300 doanh nghiệp có khả năng đề nghị tạm dừng đóng quỹ hưu trí.

Ông Vũ Nguyên Hiệp, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Thanh Hóa, cho biết, ngay sau khi Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg được ban hành, để kịp thời tổ chức triển khai thực hiện 3 chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19 thuộc lĩnh vực BHXH, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương đề xuất và báo cáo UBND tỉnh các giải pháp chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp, NLĐ tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ; kịp thời tháo gỡ vướng mắc, hoặc báo cáo, đề xuất cơ quan thẩm quyền giải quyết các vướng mắc phát sinh, tạo thuận lợi nhất cho NLĐ và doanh nghiệp. Phân công công chức, viên chức, NLĐ theo dõi, nắm bắt, đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, sớm lập hồ sơ để được giải quyết việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định. Tuyệt đối không phát sinh thêm thủ tục, hồ sơ ngoài quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; không để hồ sơ quá hạn, trường hợp hồ sơ còn thiếu, có sai sót cần kịp thời hướng dẫn, không để tình trạng hồ sơ chuyển đi, chuyển lại nhiều lần. Khi nhận được quyết định về việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (theo quy định tại Điều 12, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), sẽ chuyển ngay kinh phí để doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ, nhằm duy trì việc làm bền vững của đơn vị, doanh nghiệp. Kịp thời thực hiện xác nhận danh sách NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; danh sách NLĐ ngừng việc; danh sách lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và danh sách NLĐ được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg để đơn vị, doanh nghiệp, NLĐ có đủ hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm ổn định đời sống, hoặc vay vốn để duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Để các doanh nghiệp tiếp cận Nghị quyết 68/NQ-CP thuận lợi, ngành BHXH Thanh Hóa cũng tăng cường giao dịch điện tử, giảm thời gian giải quyết hồ sơ về đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ.

Nhờ làm tốt công tác triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, tính đến ngày 6-8-2021, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã giảm tiền đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 6.133 đơn vị, 270.666 lao động với số tiền giảm là 12.250.030.040 đồng; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho 17 lao động của Nhà nghỉ Bộ Tài chính với số tiền 11.398.746 đồng; xác nhận danh sách lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương cho 8 đơn vị với 163 lao động; xác nhận danh sách lao động ngừng việc cho 4 đơn vị với 33 lao động; xác nhận danh sách NLĐ ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cho 3 đơn vị, với 221 lao động.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]