(Baothanhhoa.vn) - Nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng, ngân hàng (TDNH) trên phạm vi toàn quốc nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã trở thành mối quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước và chủ thể tham gia thị trường. Vì vậy, nâng cao chất lượng thi hành án TDNH đã được Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều khó khăn trong thi hành án tín dụng, ngân hàng

Nhiều khó khăn trong thi hành án tín dụng, ngân hàng

Cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự và Viện Kiểm sát Nhân dân thị xã Bỉm Sơn xác minh hồ sơ.

Nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng, ngân hàng (TDNH) trên phạm vi toàn quốc nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã trở thành mối quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước và chủ thể tham gia thị trường. Vì vậy, nâng cao chất lượng thi hành án TDNH đã được Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020.

Ngày 16-10-2015, Cục THADS tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa đã ký kết quy chế phối hợp trong công tác thi hành án liên quan đến hoạt động TDNH. Bên cạnh việc thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin trao đổi nghiệp vụ, cơ quan THADS tỉnh và các tổ chức TDNH còn cùng nhau bàn bạc đề ra những phương án, giải pháp phù hợp, nhằm kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý nợ xấu. Đáng chú ý, Cục THADS tỉnh đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo một số Chi cục THADS có nhiều vụ việc liên quan đến các tổ chức TDNH, như: TP Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, huyện Yên Định tập trung nắm tình hình liên quan đến đối tượng phải thi hành án, đôn đốc, xử lý dứt điểm các vụ việc lớn, phức tạp nhưng có điều kiện giải quyết, kiên quyết không để tồn đọng kéo dài. Nhờ vậy, kết quả tỷ lệ thi hành án liên quan đến TDNH đã có chuyển biến, góp phần trực tiếp đến công tác xử lý nợ xấu của hệ thống TDNH trên địa bàn tỉnh. Đơn cử, vào đầu năm 2015, hệ thống cơ quan THADS trong tỉnh thụ lý án TDNH là 126 vụ việc, tương đương số tiền hơn 337,305 tỷ đồng. Trong đó, có 90 vụ việc đủ điều kiện thi hành, với số tiền 245,556 tỷ đồng. Kết quả, đến cuối năm thi hành xong 31 vụ việc và thu được số tiền là 91,583 tỷ đồng. Năm 2019, tổng thụ lý án TDNH là 522 vụ việc, tương đương số tiền hơn 1.286 tỷ đồng. Trong đó, có 424 vụ việc có điều kiện thi hành, với số tiền 948,398 tỷ đồng. Đến cuối năm các cơ quan THADS đã thi hành xong 161 vụ việc, thu được số tiền là 188,182 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh có 405 vụ việc liên quan đến tổ chức TDNH, với số tiền tương ứng hơn 860 tỷ đồng. Kết quả, 6 tháng qua, các cơ quan THADS trong tỉnh mới thực hiện xong 76 vụ việc, với số tiền thu được 26,334 tỷ đồng.

Mặc dù số việc và phần tiền thi hành án xong trong lĩnh vực TDNH trên địa bàn tỉnh trong hơn 5 năm qua đã có chuyển biến, một số vụ việc lớn, phức tạp có điều kiện thi hành được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật. Tuy nhiên, số vụ việc phải giải quyết chuyển kỳ sau còn tương đối nhiều. Nhìn vào năm 2019 có thể thấy, trong tổng số 424 vụ việc có điều kiện thi hành, tương ứng với số tiền 948,398 tỷ đồng, thì có 263 vụ việc, với số tiền 760,216 tỷ đồng phải chuyển sang năm 2020. Nguyên nhân dẫn đến số vụ việc liên quan đến TDNH còn tồn nhiều là do trong quá trình tổ chức thi hành án, người phải thi hành án là doanh nghiệp thường lợi dụng vào các quy định của Luật Phá sản năm 2014 để nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, nhằm mục đích trốn tránh, kéo dài việc thi hành án. Một số vụ việc cơ quan thi hành án đã kê biên tài sản nhưng do đương sự chống đối khi tổ chức thẩm định giá. Chưa kể đến việc sau khi có kết quả thẩm định giá, đương sự không đồng ý, viết đơn khiếu nại, tố cáo hoặc khiếu nại vượt cấp với mục đích kéo dài việc thi hành án...

Vụ việc Công ty TNHH Tây Đô kéo dài 7 năm nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm vì phía đương sự nhiều lần khiếu nại, quá trình kê biên tài sản, định giá kéo dài. Bản án số 04/2013/KDTM-ST năm 2013 của Tòa án Nhân dân TP Thanh Hóa và Bản án số 06/2013/DS-PT năm 2013 của Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đã tuyên: Công ty TNHH Tây Đô phải trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam số tiền hơn 109,199 tỷ đồng và khoản tiền lãi do chậm thi hành án. Sau nhiều lần phải tạm dừng thi hành án theo quy định của pháp luật để giải quyết kháng nghị, giải quyết phá sản và khiếu nại của Công ty TNHH Tây Đô, tháng 4-2019 Cục THADS tỉnh phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phương, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tiến hành cưỡng chế kê biên tài sản thế chấp của Công ty TNHH Tây Đô. Sau 5 lần bán đấu giá không thành, ngày 17-7-2020 Cục THADS tỉnh đã có quyết định giảm giá lần 5 với số tiền còn lại đưa ra bán đấu giá hơn 158,271 tỷ đồng. Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa đang tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định.

Để giải quyết những khó khăn, nâng cao kết quả thi hành án TDNH, Cục THADS tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp mang tính “căn cơ”, như: Tăng cường công tác rà soát, phân loại các vụ việc thi hành án; tập trung chỉ đạo điểm một số bản án có giá trị thi hành lớn, các vụ việc mà tài sản bảo đảm ở nhiều nơi. Đặc biệt là các vụ việc có tài sản ở các tỉnh khác ngoài địa bàn cần phải xử lý nhanh, đúng pháp luật. Thực hiện tốt hơn nữa quy chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa Cục THADS tỉnh và các tổ chức TDNH. Đồng thời, kết hợp hài hòa, mềm dẻo giữa tuyên truyền, vận động đương sự chấp hành bản án, vừa quyết liệt, hiệp đồng trong thẩm định, kê biên, cưỡng chế tài sản.

Trần Thanh


Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]