(Baothanhhoa.vn) - Cuối năm, vấn đề mất vệ sinh, an toàn thực phẩm càng trở nên nóng bỏng. Chỉ cách đây ít ngày, Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP Thanh Hóa phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra cơ sở kinh doanh Đại Phương tại phố Mật Sơn 3, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa đã phát hiện gần 500 kg thịt và nội tạng động vật ôi thiu, bốc mùi hôi thối. Cùng thời điểm, cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ một khối lượng đường lớn không có nguồn gốc lưu thông trên địa bàn Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhận thức tiêu dùng

Cuối năm, vấn đề mất vệ sinh, an toàn thực phẩm càng trở nên nóng bỏng. Chỉ cách đây ít ngày, Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP Thanh Hóa phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra cơ sở kinh doanh Đại Phương tại phố Mật Sơn 3, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa đã phát hiện gần 500 kg thịt và nội tạng động vật ôi thiu, bốc mùi hôi thối. Cùng thời điểm, cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ một khối lượng đường lớn không có nguồn gốc lưu thông trên địa bàn Thanh Hóa.

Nhận thức tiêu dùng

Lực lượng chức năng phát hiện gần 500 kg thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ. (Ảnh tư liệu Báo Thanh Hóa)

Dư chấn từ những vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nghiêm trọng thời gian qua cùng những vụ vận chuyển thực phẩm “bẩn” với số lượng lớn bị bắt giữ những ngày gần đây tiếp tục dội vào lòng người tiêu dùng một nỗi sợ hãi. Nhưng chỉ có thế, rất nhiều người tiêu dùng vẫn phải mua và tiêu thụ thực phẩm mỗi ngày. Họ không thể dừng việc ăn uống hay sản xuất để tự cấp được.

Thống kê của cơ quan chức năng, dịp cuối năm, vào tết và dịp lễ hội đầu xuân hàng năm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm đều tăng mạnh nên lượng thực phẩm “bẩn” cũng tăng với khoảng trên dưới 300%. Những vụ vận chuyển, tiêu thụ thực phẩm không an toàn bị phát hiện, xử lý có thể nói mới là phần nổi, con số rất nhỏ so với thực tế.

Liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm, thời gian qua cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và thành lập các đoàn giám sát tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm, các bếp ăn công nhân, trường học có bán trú. Công tác tuyên truyền cũng được tăng cường với nhiều hình thức nhằm tăng khả năng nhận diện và phòng vệ cho người tiêu dùng. Lực lượng công an, quản lý thị trường, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm tăng cường kiểm soát việc giết mổ động vật, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ các sản phẩm từ động vật. Tuy nhiên sự nỗ lực này vẫn là hữu hạn so với tình trạng sản xuất, tiêu thụ thực phẩm mất an toàn trên thị trường đang ngày càng gia tăng.

Nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa lễ hội xuân 2023, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã ban hành Kế hoạch số 1637/KH-BCĐTƯATTP, mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm từ ngày 15-12-2022 đến hết ngày 12-3-2023. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của đợt cao điểm đòi hỏi người tiêu dùng phải hợp tác, đồng hành với cơ quan chức năng. Đặc biệt là phải nâng cao nhận thức trong tiêu dùng nói không với thực phẩm “bẩn”, thực phẩm giá rẻ không rõ nguồn gốc. Người tiêu dùng không nên ỷ lại, cho rằng việc phát hiện, xử lý vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của cơ quan công an, quản lý thị trường và an toàn thực phẩm, rồi thụ động chờ đợi và giật mình, lo lắng khi có những vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]