(Baothanhhoa.vn) - Khi nhiều gia đình đã quây quần, sum họp để chuẩn bị bên mâm cơm cúng chiều cuối năm, thì đâu đó trên các tuyến phố vẫn còn không ít những người lao động cố gắng miệt mài với hi vọng kiếm thêm chút thu nhập.

Mưu sinh chiều 30 Tết

Khi nhiều gia đình đã quây quần, sum họp để chuẩn bị bên mâm cơm cúng chiều cuối năm, thì đâu đó trên các tuyến phố vẫn còn không ít những người lao động cố gắng miệt mài với hi vọng kiếm thêm chút thu nhập.

Mưu sinh chiều 30 Tết

Những cành đáo “ế” được người dân thu gom

Trên các tuyến phố tại TP Thanh Hoá lúc này, không khí bao trùm là cảnh quang vắng, ít người đi lại. Nhiều cửa hàng đã đồng loạt đóng cửa. Các ông bà chủ quầy quất, đào đã nhanh chóng thu dọn hàng hóa nghỉ bán về nhà, bỏ lại những gốc đào, cành quất nằm chỏng chơ…

Cụ bà Vũ Thị Thịnh (90 tuổi, phường Đông Vệ) sáng giờ vẫn lọm khọm bên tích trà nghi ngút khói tất bật với khách. Cụ Thịnh bảo, từ khi ông nhà mất, cụ đã gắn với nghiệp bán nước chè ở vỉa hè này hơn 40 năm. Hầu như năm nào cũng vậy, cụ bán nước chè ở gần cổng Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá xuyên Tết.

Mưu sinh chiều 30 Tết

Cụ bà Vũ Thị Thịnh (90 tuổi, ph. Đông Vệ) sáng giờ vẫn lọm khọm bên tích trà nghi ngút khói tất bật với khách

Hoàn cảnh khó khăn, khiến từng này tuổi cụ vẫn phải bươn mình lo cho con cháu. Đã có không ít khách ghé hỏi, tầm giờ sao cụ còn chưa về nghỉ Tết, cụ Thịnh đều cười bảo: “Có mấy ngày Tết để mong thu nhập, mà ai cũng hỏi sao chưa nghỉ! Ở đây gần bệnh viện nên đắt khách, nghỉ 1 ngày là con cháu vất thêm một ngày”.

Mưu sinh chiều 30 Tết

Những bác tài xe ôm vẫn cố gắng kiếm thêm thu nhập chiều cuối năm

Cách không xa địa điểm cụ Thịnh bán nước là cánh lái xe ôm chỉ còn lại vài ba người thưa thớt. Ông Bùi Văn Luận (60 tuổi, phường Quảng Thịnh) bảo: “Tầm này nhiều anh em cũng đã nghỉ về với gia đình. Bản thân cũng muốn về với vợ con lắm! Tuy nhiên tranh thủ kiếm thêm thu nhập, ra năm kinh tế đỡ vất hơn”.

Cũng theo ông Luận, năm nay nghề xe ôm thu nhập khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều người đã phải chuyển nghề. Trong khi nhiều anh em nghỉ sớm ăn tết, thì anh bám trụ đến giờ thu nhập cũng kha khá, vì ít cạnh tranh. Nhiều khách còn hào sảng bo thêm tiền bảo mừng tuổi cho các cháu. Nhiều người vỗ vai động viên nghỉ sớm về với vợ con…

Mưu sinh chiều 30 Tết

Những người lao công vất vả trên những tuyến đường ngập rác

Trong khi đó, anh Lê Văn Ngọc (xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương) cũng đang chạy đua với thời gian để kịp về với gia đình trong bữa cơm tất niên. Anh làm nghề lái xe taxi gia đình, nhận khách lên bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa khám bệnh. Vợ anh làm nghề nông nên phần lớn anh là người lo lắng, gánh vác kinh tế cho gia đình. Lo cho hai con ăn học cũng khó khăn, nên mỗi dịp Tết đến xuân về, anh cũng cố gắng nhận khách để kiếm thêm thu nhập. Anh Ngọc cho biết: “Năm nào cũng vậy, tôi không nghỉ sớm, chiều 30 về ăn cơm sum họp gia đình xong, nếu có khách tối vẫn chạy đến giao thừa. Mỗi ngày áp Tết thu nhập của tôi từ 500 -700 nghìn đồng”.

Mưu sinh chiều 30 Tết

Anh Hậu vẫn tất bật với những vị khách

Ghé thăm cửa hàng cắt tóc của anh Nguyễn Đình Hậu cổng đền nghè Cả, phường Đông Hương. Chiều 30 Tết, đa số các cửa hàng cắt tóc đã đóng cửa nhưng anh Hậu vẫn mở cửa hàng đến khi phố thị lên đèn. Hôm nay, anh vẫn luôn bận tay kéo từ sáng đến giờ. Mở cửa hàng từ 8 giờ sáng đến giữa giờ chiều anh đã cắt cho hơn 30 người khách, thu nhập cũng được kha khá. Anh khoe, vừa mua được cành đào ưng ý cho gia đình đón Tết.

Mưu sinh chiều 30 Tết

Một người dân cố kiếm tìm những gì còn sót lại

Mưu sinh chiều 30 Tết

Tất bật chiều cuối năm

Mưu sinh chiều 30 Tết

Chùm bóng bay sẽ giúp cho những em nhỏ có thêm thu nhập ngày Tết

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]