(Baothanhhoa.vn) - Xuất thân trong gia đình nghèo thuần nông, quanh năm lam lũ mà không đủ ăn, đủ mặc. Bằng ý chí, nghị lực cùng với tính chịu thương, chịu khó, Hà Văn Hiệu, bản Sại, xã Tam Lư (Quan Sơn) đã tìm hướng đi cho mình bằng việc mở cơ sở sản xuất tăm hương cho thu nhập cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Khởi nghiệp” từ nghề làm tăm hương

Xuất thân trong gia đình nghèo thuần nông, quanh năm lam lũ mà không đủ ăn, đủ mặc. Bằng ý chí, nghị lực cùng với tính chịu thương, chịu khó, Hà Văn Hiệu, bản Sại, xã Tam Lư (Quan Sơn) đã tìm hướng đi cho mình bằng việc mở cơ sở sản xuất tăm hương cho thu nhập cao.

Nhận thấy cây vầu như một món quà vô giá mà núi rừng ban tặng cho quê hương, bởi loài cây này có giá trị kinh tế cao vì được dùng làm nguyên liệu mây tre đan, bột giấy, đồ trang trí thủ công mỹ nghệ, tăm hương... Sau một thời gian học hỏi kỹ thuật sản xuất, tìm hiểu về thị trường, năm 2014, Hà Văn Hiệu quyết định “khởi nghiệp” bằng việc mở một cơ sở nhỏ để sơ chế tăm hương từ nguyên liệu vầu. Buổi đầu lập nghiệp, vốn ít, chưa có nhiều kinh nghiệm, cơ sở gặp không ít khó khăn. Có những thời điểm tưởng chừng như phải chuyển nghề, nhưng với ý chí, nghị lực không khuất phục trước thử thách, chàng thanh niên sinh năm 1989 đã từng bước gây dựng cơ sở ngày một phát triển. Đến nay, Hà Văn Hiệu đã đầu tư trên 600 triệu đồng để mở rộng xưởng sản xuất với diện tích trên 3.000m2, công suất sơ chế khoảng 1 tấn tăm thô/ngày. Theo anh, sản xuất tăm hương chủ yếu bằng máy, nhưng nhiều công đoạn vẫn phải làm thủ công như khâu chẻ thanh, chọn lọc... đều phải qua bàn tay con người nên đòi hỏi người làm có sự cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ nghiêm ngặt về kỹ thuật như độ dày, kích thước... Công việc này được biết đến như một nghề phụ, được làm trong những lúc nông nhàn, nhưng để gắn bó được với nghề, những người thợ phải bận rộn quanh năm, bù lại nó tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Hiện tại, xưởng giải quyết việc làm cho 18 lao động thường xuyên, với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Trừ chi phí, mang về cho gia đình Hà Văn Hiệu trên 100 triệu đồng/năm.

Với phương châm đặt uy tín lên hàng đầu, đến nay, cơ sở sản xuất của Hà Văn Hiệu đã có thương hiệu, sản phẩm tăm hương luôn bảo đảm chất lượng, thu hút được nhiều thị trường tiêu thụ, trong đó các thương lái từ Hà Nội vào tận nơi thu mua.


Phạm Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]