(Baothanhhoa.vn) - Tính đến 10h ngày 18-8, huyện Thọ Xuân đã huy động lực lượng tại chỗ cùng với nhân dân sơ tán 342 hộ dân vùng ngập lụt đến nơi an toàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thọ Xuân sơ tán 342 hộ dân vùng ngập lụt đến nơi an toàn

Tính đến 10h ngày 18-8, huyện Thọ Xuân đã huy động lực lượng tại chỗ cùng với nhân dân sơ tán 342 hộ dân vùng ngập lụt đến nơi an toàn.

Người dân xã Xuân Hoà (Thọ Xuân) đóng lúa để di chuyển đến nơi an toàn.

Thực hiện Công điện số 11 và số 12 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ứng phó bão số 4; Thông báo số 78/TB - CNTX của Công ty Thuỷ nông Sông Chu về xả nước hồ Cửa Đạt về hạ du Sông Chu từ 13h00-14h00 ngày 16-8-2018 với lưu lượng xả từ 350-1.000m3/s, huyện Thọ Xuân đã tổ chức họp Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn,chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phòng chống lụt bão. Đến 10 giờ, ngày 18-8-2018 công tác triển khai ứng phó với mưa, bão trên địa bàn huyện đã được nghiêm túc thực hiện. Để bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân, Ban Thường vụ Huyện uỷ Thọ Xuân đã ban hành công văn số 683-CV/HU về việc chỉ đạo sơ tán nhân dân ra khỏi vùng trũng, vùng nguy hiểm, đồng thời, phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy xuống cơ sở để chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện sơ tán dân đến nơi an toàn. Đã có tổng số 342 hộ, 680 khẩu ở các xã, thị trấn bị ngập lụt đã được sơ tán đến nơi an toàn.

Việc xả lũ của hồ Cửa Đạt làm cho mực nước Sông Chu dâng cao ở mức báo động 2, đã gây ngập lụt ở nhiều địa phương vùng trũng trên địa bàn huyện. Theo tổng hợp của UBND huyện, đến chiều 18-8, tổng diện tích bị ngập là 72 ha, trong đó, diện tích rau màu bị ngập của xã Xuân Hòa (vùng bãi sông Chu) 12ha; Thọ Hải 10 ha mía bị ngập 2/3 cây; xã Xuân Trường 30ha diện tích rau màu; xã Xuân Bái 20 ha ngô và rau màu các loại.

Tiếp tục tích cực triển khai các biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, huyện Thọ Xuân đang tăng cường tổ chức thường trực theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ; xây dựng phương án huy động lực lượng tại chỗ tham gia ứng cứu người và tài sản của nhân dân khi có sự cố do mưa lũ gây ra; các xã, thị trấn theo dõi, nắm tình hình mưa lũ để phối hợp xử lý kịp thời các tình huống và thường xuyên cập nhật báo cáo tình hình thiệt hại do mưa lũ; đồng thời chỉ đạo rà soát hệ thống đê, kè, cống, nhất là những khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố dọc tuyến sông Chu, sông Cầu Chày để có biện pháp ứng phó kịp thời; thường xuyên kiểm tra các tuyến kênh, mương tiêu nhằm phát hiện, khắc phục kịp thời khi có sự cố; chú trọng công tác giải tỏa ách tắc, khơi thông dòng chảy trên các tuyến kênh tiêu, tạo điều kiện cho công tác tiêu, thoát lũ.


Lê Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]