(Baothanhhoa.vn) - Theo một khảo sát dành cho đối tượng học sinh, sinh viên của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam cho thấy, có tới 68% các em chi tiêu không có kế hoạch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức

Theo một khảo sát dành cho đối tượng học sinh, sinh viên của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam cho thấy, có tới 68% các em chi tiêu không có kế hoạch.

Đa phần các em chi tiêu cho nhu cầu cá nhân, gặp gỡ bạn bè như: Ăn uống, đi chơi, xem phim, mua sắm quần áo chiếm phần lớn và có những chi tiêu lãng phí. Chỉ có 17% trong số đó biết tiết kiệm một phần tiền sinh hoạt phí để thực hiện các mục tiêu cho tương lai, một công việc vô cùng quan trọng.

Từ thực tế đó, vừa qua, Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa phối hợp với Liên chi đoàn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình “Giáo dục quản lý tài chính cá nhân” cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức. Đây là hoạt động giáo dục hữu ích giúp sinh viên có kiến thức về kỹ năng, phương pháp và công cụ tri thức để quản lý tốt nguồn tài chính của bản thân, đặc biệt với các bạn sinh viên khi phải sống xa nhà. Vì vậy, chương trình đã được đông đảo sinh viên đón nhận và được Ngân hàng Nhà nước đánh giá là nội dung tập huấn đặc biệt, chỉ Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa mới có.

Bằng hình thức truyền đạt kiến thức quản lý tài chính cá nhân của giảng viên từng có 20 năm kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính vi mô và tư vấn cộng đồng, kết hợp với các tiểu phẩm, chương trình văn nghệ có nội dung gắn với việc chi tiêu khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, thông qua đó, các bạn sinh viên đã rút ra nhiều thông điệp cho chính mình, như: Hãy biết tiết kiệm từ những đồng tiền lẻ nhỏ nhất, tiết kiệm trước khi chi tiêu, hay muốn dùng tiền hiệu quả thì hãy chia thu nhập ra thành các quỹ nhỏ (tiêu dùng thiết yếu, đầu tư giáo dục, tiết kiệm dài hạn, tự do tài chính, hưởng thụ, cho đi...). Từ đó lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân, tiết kiệm sinh hoạt phí để thực hiện các mục tiêu trong tương lai.

Để đánh giá kết quả của chương trình giáo dục quản lý tài chính cá nhân, qua phỏng vấn một nhóm sinh viên, các bạn chia sẻ: Thực tế qua sinh hoạt và chi tiêu của các bạn sinh viên trước khi tham gia chương trình đa phần sinh viên thường xuyên rơi vào tình trạng “đầu tháng xông xênh, cuối tháng hết tiền”, đôi khi phải vay bạn bè mới đủ chi phí cho sinh hoạt, học hành. Nguyên nhân là bởi các bạn chưa hề có một kế hoạch chi tiêu hợp lý, có những khoản chi phụ lại tiêu hết nhiều tiền, có những khoản chi cần thiết nhất lại chỉ còn ít tiền, có những buổi tổ chức sinh nhật, gặp gỡ bạn bè chi lãng phí, hoặc mua sắm quần áo, giầy dép tùy hứng...

Đối với một nhóm sinh viên khác khi hỏi về kiến thức thu nhận được sau khi tham gia chương trình giáo dục quản lý tài chính cá nhân, các bạn vui mừng cho biết: Những kinh nghiệm, kiến thức được tiếp thu từ chương trình giúp các em tự tin trong việc quản lý tài chính cá nhân mà không sợ mất cân đối hay vỡ kế hoạch. Những kiến thức này không chỉ có tác dụng trong những năm tháng còn là sinh viên mà có thể áp dụng cho cuộc sống về sau. Việc ghi chép sổ sách là cần thiết và phải chia nhỏ số tiền mình có thành từng khoản nhỏ, khoản nào chi theo khoản đó một cách khoa học, căn cơ, không nên vượt từ khoản nọ sang khoản kia và phải làm quen với việc “tích tiểu thành đại” để mỗi người có một khoản tiền tiết kiệm cho mình.

Kết quả chương trình giáo dục quản lý tài chính cá nhân của tổ chức tài chính vi mô cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức đã mang đến cho sinh viên những kiến thức bổ ích, thiết thực, giúp các em sinh viên chủ động quản lý tốt nguồn tài chính của bản thân khi phải sống xa gia đình và định hướng được các mục tiêu tài chính của mình trong tháng, trong quý, trong kỳ học và có một khoản tiết kiệm nhỏ cho tương lai.


Lan Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]