(Baothanhhoa.vn) - Người dân Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc những ngày vừa qua đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí. Các chỉ số quan trắc luôn nằm trong ngưỡng “kém” so với chỉ số chất lượng không khí (AQI). Trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí, có một phần bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng. Trên địa bàn tỉnh ta hiện nay, có hàng trăm dự án đang triển khai xây dựng, thể hiện bức tranh khởi sắc của nền kinh tế. Tuy nhiên, kéo theo đó cũng có nhiều hệ lụy, trong đó ô nhiễm do bụi từ hoạt động xây dựng đã và đang khiến nhiều người dân ở một số địa phương bức xúc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giảm ô nhiễm bụi từ công trình xây dựng: Trách nhiệm của ai?

Người dân Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc những ngày vừa qua đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí. Các chỉ số quan trắc luôn nằm trong ngưỡng “kém” so với chỉ số chất lượng không khí (AQI). Trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí, có một phần bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng. Trên địa bàn tỉnh ta hiện nay, có hàng trăm dự án đang triển khai xây dựng, thể hiện bức tranh khởi sắc của nền kinh tế. Tuy nhiên, kéo theo đó cũng có nhiều hệ lụy, trong đó ô nhiễm do bụi từ hoạt động xây dựng đã và đang khiến nhiều người dân ở một số địa phương bức xúc.

Giảm ô nhiễm bụi từ công trình xây dựng: Trách nhiệm của ai?

Xe tưới nước trên trục đường chính dọc xã Quảng Hùng (TP Sầm Sơn).

Ngày 27-6-2019, số điện thoại đường dây nóng của Báo Thanh Hóa liên tục nhận được các cuộc gọi của người dân sinh sống tại tiểu khu Thái Hòa, thị trấn Nông Cống (Nông Cống) bức xúc phản ánh về tình trạng ô nhiễm không khí do xe tải chuyên chở vật liệu san lấp mặt bằng Dự án Nhà máy Sản xuất giày xuất khẩu Kim Việt. Khi đi thực tế tìm hiểu mới thực sự thấy những điều người dân bức xúc là có cơ sở. Giữa thời tiết nắng nóng, chứng kiến hàng chục chiếc xe tải chở đất nườm nượp đua nhau ra vào công trường tạo thành những màn bụi “khổng lồ” cuốn lên mù mịt, phát tán ra không khí, tra tấn khu dân cư. Ở thời điểm đó, cuộc sống của các hộ dân ở xóm Trại, tiểu khu Thái Hòa bị đảo lộn, chỉ còn cách đóng kín cửa nhà để tránh bụi, không dám cho trẻ nhỏ ra ngoài vì sợ mắc bệnh về đường hô hấp. Thậm chí, các hộ dân dọc tuyến Quốc lộ 45, đoạn qua tiểu khu Thái Hòa cũng “lĩnh đủ” vì xe tải chở đất chạy rầm rập cả ngày, đêm. Có không ít xe che chắn sơ sài, đất cát rơi vãi khiến mặt đường nhiều chỗ như được phủ lớp thảm bụi... Mỗi lần xe ô tô, xe tải đi qua, lớp bụi phát tán, xộc vào nhà dân và hàng quán kinh doanh hai bên đường.

Ông Trương Quang Tuấn và một số hộ dân ở dọc Quốc lộ 45, cho biết: Một biện pháp khá cổ điển là tưới nước, xối rửa đường để hạn chế bụi bay lên. Tuy nhiên, hai tuần đầu tiên khi thi công công trình này, chẳng thấy chiếc xe tưới nước nào chạy qua... Nhân dân đề nghị có biện pháp hạn chế bụi thì mọi việc được giải quyết “xuê xoa” theo kiểu: Xây dựng thì làm sao tránh được bụi. Mãi đến khi người dân bức xúc, đề nghị đến cơ quan báo chí phản ánh thì mới thấy đơn vị thi công điều động xe chuyên dụng tưới nước vài lần/ngày...

Một trường hợp khác đang diễn ra tại xã Quảng Hùng (TP Sầm Sơn), mà đỉnh điểm là việc các hộ dân thôn 3 chặn đường không cho xe tải chở đất chạy qua tuyến đường chính dọc trung tâm xã Quảng Hùng. Đây vốn là tuyến giao thông được mượn để sử dụng làm đường công vụ thực hiện dự án đầu tư tuyến đường giao thông ven biển, đoạn qua xã Quảng Hùng từ 3 năm trước. Bên cạnh đó, các xe tải chở đất, đá thực hiện san lấp, thi công các mặt bằng tái định cư phục vụ cho dự án đường ven biển tại xã Quảng Hùng, Quảng Đại cũng chạy qua tuyến đường này. Thế là hàng ngày trên tuyến đường có hàng trăm chiếc xe tải cỡ lớn chở đất, đá, vật liệu xây dựng “rầm rập” chạy qua. Đường xuống cấp và bụi mù mịt, nhân dân khốn khổ vì bụi.

Ông Nguyễn Đức Vân, Chủ tịch UBND xã Quảng Hùng, cho biết: Liên quan đến các dự án đường ven biển, dự án tái định cư Quảng Hùng, Quảng Đại, có 4 đơn vị thi công, chuyên chở vật liệu xây dựng qua tuyến đường chính của xã. Những ngày cao điểm có đến 300-400 lượt xe tải chạy qua. Điều đáng nói, thời điểm nào Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi (đơn vị thi công đường ven biển đoạn qua xã Quảng Hùng) làm thì có trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc việc tưới đường, hạn chế bụi. Nhưng những ngày gần đây, tuyến đường ven biển đoạn qua xã Quảng Hùng với chiều dài 1,4km đã cơ bản hoàn thành, Công ty Cường Thịnh Thi đã dừng chuyên chở vật liệu nên cũng dừng phun nước. Các xe tải của các đơn vị thi công các mặt bằng tái định cư vẫn chạy qua đây hằng ngày. Đơn vị này tưởng đơn vị kia phun nước nên dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”. Người dân bức xúc chặn xe, chặn đường, chính quyền địa phương liên hệ với các đơn vị thi công để tìm cách khắc phục nhưng không liên lạc được...

Đó là 2 trong số rất nhiều những trường hợp vận chuyển vật liệu thi công công trình gây bụi, khiến nhân dân bức xúc. Sự “nở rộ” các dự án, công trình xây dựng kéo theo hàng loạt máy móc, phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, đất san nền, phế thải xây dựng... khiến cho môi trường trong và ngoài khu vực thi công bị ảnh hưởng. Thực tế, ở đâu có công trình xây dựng đang thi công, ở đó người dân thường xuyên phải hứng chịu bụi, bẩn. Mỗi công trình phát sinh ô nhiễm theo cách riêng, các công trình xây dựng hạ tầng thường gây vương vãi đất, bụi bẩn; các công trình kiến trúc thì thiếu rào che chắn, vật liệu tập kết không đúng nơi quy định, chưa bố trí điểm rửa xe trước khi ra - vào công trường hoặc nếu có cũng chưa bảo đảm... Theo Báo cáo số 43/BC-UBND ngày 25-3-2019 của UBND tỉnh về công tác bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2018, ở khu vực đô thị, tại các nút giao thông trọng điểm, tình trạng ô nhiễm do bụi khá phổ biến, bụi vượt quy chuẩn cho phép từ 1,01 đến 1,08 lần (tại ngã ba Đình Hương, ngã Ba Chè, ngã tư thị trấn Giắt, đường Hải Thượng Lãn Ông). Ngoài ra, tại một số khu vực gần các điểm khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng tại xã Yên Lâm (Yên Định); núi Vức, xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa); xã Vĩnh Minh (Vĩnh Lộc); xã Hà Phong, Hà Lĩnh (Hà Trung), các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề gây ra, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân trong khu vực. Tình trạng ô nhiễm bụi ở các tuyến đường giao thông đang tổ chức thi công cũng lớn...

Pháp luật đã quy định rất rõ việc BVMT trong thi công công trình xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải tuân thủ những quy định bắt buộc để bảo đảm vệ sinh môi trường. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 6-2-2018 nhằm siết chặt các quy định về BVMT trong thi công xây dựng công trình. Đối với chủ dự án, cần lập kế hoạch quản lý và BVMT trên cơ sở chương trình quản lý môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc kế hoạch BVMT đã được cấp có thẩm quyền xác nhận trước khi thi công xây dựng công trình. Chủ đầu tư cũng có trách nhiệm đình chỉ thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục để bảo đảm về BVMT khi phát hiện nhà thầu vi phạm nghiêm trọng các quy định về BVMT hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng. Nhà thầu xây dựng thực hiện kế hoạch quản lý và BVMT trong quá trình thi công gói thầu; nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát xây dựng có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho chủ dự án những nguy cơ, vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến công tác BVMT trong quá trình xây dựng công trình để có các giải pháp ngăn ngừa, xử lý phù hợp.

Các quy định và chế tài trong lĩnh vực này có đủ, nhưng dường như chưa phát huy được hiệu quả khi nhiều công trình chưa tuân thủ hoặc tuân thủ nhưng chưa chặt chẽ các quy định?! Bởi lý do dễ hiểu nhất là nếu không có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, “mạnh tay” của các cơ quan quản lý Nhà nước, thì khó có thể buộc các nhà thầu bỏ thêm chi phí, tự giác thực hiện các biện pháp giảm ô nhiễm bụi trong quá trình vận chuyển, thi công, xây dựng công trình!

Bài và ảnh: Minh Hiền


Bài Và Ảnh: Minh Hiền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]