(Baothanhhoa.vn) - Đến hết năm 2021, tỉnh Thanh Hóa dự kiến có 169 sản phẩm OCOP. Con số này có thể nói là chưa phản ánh đúng tiềm năng, lợi thế mà chúng ta đang có sau 3 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Gắn với kích cầu là việc thay đổi tư duy

Đến hết năm 2021, tỉnh Thanh Hóa dự kiến có 169 sản phẩm OCOP. Con số này có thể nói là chưa phản ánh đúng tiềm năng, lợi thế mà chúng ta đang có sau 3 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Gắn với kích cầu là việc thay đổi tư duy

Nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần tích cực vào mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, từng bước CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVIII đã thông qua nghị quyết phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025, trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP.

Tại kỳ họp này, UBND tỉnh đã đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP với mức 75 triệu đồng/sản phẩm để hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền, thiết kế mẫu mã, mua bao bì, nhãn mác hàng hóa, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Đối tượng hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất có đăng ký kinh doanh.

Chương trình được kỳ vọng sẽ góp phần đánh thức hàng nghìn nông sản, đặc sản trong tỉnh, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, hình thành các chuỗi liên kết hiệu quả, kết tinh thêm các giá trị văn hóa đặc sắc của xứ Thanh.

Với việc ban hành chính sách này, tỉnh Thanh Hóa đã tạo ra sức hấp dẫn lớn hơn cho các chủ thể nhằm kích cầu xây dựng sản phẩm OCOP. Vấn đề còn lại là các chủ thể phải có động thái rõ ràng hơn để kích thích khả năng phấn đấu của chính mình, nỗ lực xây dựng bằng được các sản phẩm đạt tiêu chí, có sức cạnh tranh.

Thời gian qua có những sản phẩm được các chủ thể và địa phương đề xuất Hội đồng đánh giá, xếp hạng của tỉnh đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP, nhưng sau khi xem xét, hội đồng đã phải yêu cầu hoàn thiện tiêu chí. Điều đó cho thấy một số chủ thể còn nóng vội, chưa thật sự nghiêm túc với việc xây dựng sản phẩm OCOP.

Ban hành cơ chế khuyến khích các sản phẩm OCOP nhằm hỗ trợ, tạo động lực phấn đấu cho các chủ thể, nhưng cũng đòi hỏi sự nghiêm túc trong quá trình xây dựng sản phẩm, để Chương trình mỗi xã một sản phẩm thực sự là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]