Trước những nguy cơ lượng khách sử dụng dịch vụ đường sắt sụt giảm "không phanh", trong thời gian qua, ngành đường sắt đã quyết định cải tạo, nâng cấp chất lượng dịch vụ tàu hoả với việc đưa 6 đoàn tàu Bắc-Nam “5 sao” vào vận hành đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ phía người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đường sắt trở mình với đoàn tàu "5 sao," hút khách ở cự ly ngắn

Trước những nguy cơ lượng khách sử dụng dịch vụ đường sắt sụt giảm "không phanh", trong thời gian qua, ngành đường sắt đã quyết định cải tạo, nâng cấp chất lượng dịch vụ tàu hoả với việc đưa 6 đoàn tàu Bắc-Nam “5 sao” vào vận hành đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ phía người dân.

Thống kê của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho thấy, thời gian vừa qua, hệ số sử dụng ghế bình quân của đoàn tàu “5 sao” tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 87%. Qua một thời gian sụt giảm về lượng khách đi tàu, con số 87% được đánh giá là dấu hiệu tích cực đáng mừng của ngành đường sắt khi rất nhiều người dân đã quay lại với thói quen đi tàu hoả. Theo những hành khách đi tàu, chất lượng đoàn tàu hoả “5 sao” được nhìn thấy rõ rệt từ việc nâng cấp nhiều ghế ngồi, giường nằm trong toa tàu đến thay mới các bồn rửa tay, hệ thống đèn chiếu sáng, điều hoà, suất ăn hàng không…. Là người yêu thích đi tàu và thường xuyên sử dụng loại phương tiện này trong những chuyến đi đường dài từ Huế-Hà Nội, bạn Ngô Thị Mỹ Hoà, 22 tuổi ở thành phố Đà Nẵng cảm thấy khá hài lòng về chất lượng dịch vụ của tàu 5 sao. “So với những đoàn tàu thế hệ cũ trước đây, điều khác biệt thấy rõ nhất là đồ ăn phục vụ theo tiêu chuẩn suất ăn hàng không được dùng miễn phí nhưng còn rất ngon và đầy đủ, có cả trái cây để tráng miệng,” bạn Hòa nhìn nhận. Thậm chí, nhiều khách hàng cũng ưu tiên đi tàu cho cả chuyến đi ngắn. Anh Trần Đức, 22 tuổi, Thanh Hoá cho biết: “Mình thường xuyên lựa chọn tàu hoả đi từ Vinh (Nghệ An) về Thanh Hoá. Bởi so với việc đi xe khách, đi tàu an toàn và thoải mái hơn nhiều, không phải dừng giữa chừng để đi vệ sinh như đi xe khách.” Không chỉ chiều lòng khách hàng nội địa, nhiều khách du lịch nước ngoài tỏ ra khá thích thú khi đi tàu Việt. Lần đầu tiên đi tàu Việt Nam, chị Anna, 33 tuổi, quốc tịch Australia lựa chọn tàu hỏa làm phương tiện du lịch cho hành trình từ Đồng Hới (Quảng Bình) ra Ninh Bình. Thế nhưng, đoàn tàu chất lượng cao đã để lại những ấn tượng mạnh mẽ và hứa rằng sẽ giới thiệu đến bạn bè, người thân ở nước ngoài biết để đi tàu mỗi khi đến dải đất hình chữ S. “Chất lượng dịch vụ đoàn tàu ‘5 sao’ cũng không thua kém mấy so với loại hình tàu hoả ở các nước phương Tây. Đội ngũ nhân viên trên tàu phục vụ khá tận tình, vui vẻ. Ngồi trên tàu, hành khách được trải nghiệm cảnh vật xung quanh hai bên đường, ngắm được nhiều điểm du lịch và cuộc sống thường nhật của người dân dọc tuyến đường sắt,” chị Anna chia sẻ. Tuy nhiên, một số hành khách cũng chưa thật sự ưng ý khi đi trên toa tàu đẳng cấp này khi chỉ ra những tồn tại cần thay đổi để chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, từ đó “thượng đế” chắc chắn có cái nhìn thiện cảm và quay lại với ngành. “Giường nằm mềm và sạch sẽ hơn trước nhưng đa số các toa tàu có tận 3 tầng giường hơi chật chội và phức tạp. Dù biết là tàu bố trí nhiều giường như thế sẽ tăng lượng hành khách, mình nghĩ nên để 2 giường thôi sẽ hợp lý hơn, tránh đông người qua lại. Chưa kể, nhà vệ sinh hơi chật trội và bốc mùi, chưa xứng được 5 sao,” anh Lê Tiến Dũng, 33 tuổi, phố Thi Sách, Hoàn Kiếm (Hà Nội) nhận xét. Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ngoài việc tiếp tục đầu tư đưa thêm 6 đoàn tàu “5 sao” vào khai thác trong năm nay, VNR cũng đưa ra mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ tiện ích trên tàu (lắp wifi, quảng bá các điểm du lịch trên tàu thông qua các tai nghe phát cho hành khách bằng 5-6 ngôn ngữ, điều chỉnh điều hòa khoang tàu…), xã hội hóa nhà ga (xây dựng phòng chờ hạng sang tại ga), cải tạo kết cấu hạ tầng…

Hành khách đi tàu ở các cự ly ngắn ngày càng đông. (Ảnh: Phương Linh/Vietnam+)

“VNR không đặt vấn đề hạ giá vé xuống với dịch vụ này mà nâng chất lượng dịch vụ, không phải hành khách đến với đường sắt vì giá vé thấp mà là tìm đến vận tải là an toàn, tiện lợi, đặt tại trung tâm thành phố. Những cự ly ngắn trong khoảng 4-7 tiếng cạnh tranh rất tốt với các loại hình vận tải khác,” ông Minh bày tỏ quan điểm. Thừa nhận người dân rời bỏ ngành đường sắt không phải giá cao mà bỏ tàu chính là chất lượng dịch vụ, theo ông Minh, đường sắt sẽ tập trung thay đổi tư duy văn hóa tham gia giao thông của hành khách đó là đường sắt không phải là phương tiện chở khách đi du lịch mà là hãy đi du lịch bằng hành trình của đường sắt. “Khách du lịch bắt đầu từ việc lên tàu chứ không phải tàu chỉ là phương tiện đưa khách đến điểm đến. Do đó, ngoài việc bán vé đến các ga, ngành đường sắt tổ chức đưa, đón khách đi, đến các điểm du lịch bằng cách bán thêm vé ôtô để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm,” Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR khẳng định./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]