(Baothanhhoa.vn) - Từ cuối năm 2019 đến nay, khi các địa phương chuẩn bị đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025, chiêu trò làm rối tình hình của các thế lực thù địch và kẻ cơ hội lại tái diễn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đừng tự làm “đứt tay” mình

Đừng tự làm “đứt tay” mình

(Ảnh minh họa)

Từ cuối năm 2019 đến nay, khi các địa phương chuẩn bị đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025, chiêu trò làm rối tình hình của các thế lực thù địch và kẻ cơ hội lại tái diễn.

Đáng nói, thời gian này lại trùng với thời điểm dịch bệnh COVID-19 làm cho diễn biến tư tưởng càng thêm phần phức tạp.

Mới đây nhất, kẻ xấu đã cắt ghép hình ảnh, lời nói của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm khi thông tin về dịch COVID-19 trên thế giới để biến nó thành thông tin gây hốt hoảng dư luận ở Việt Nam. Còn một cá nhân đã tung tin bịa đặt trên facebook bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của một phóng viên khi tác nghiệp liên quan đến dịch bệnh COVID-19.

Trước đó, rất nhiều tin giả liên quan đến dịch bệnh, thị trường, chính sách... cũng lan truyền trên không gian mạng thu hút nhiều lượt chia sẻ làm cho môi trường mạng thêm phần hỗn độn và hiểm ác hơn.

Vấn nạn tin giả không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia đều phải đối mặt và họ đã đưa ra chế tài nghiêm khắc bằng hình thức phạt tiền, phạt tù rất nặng.

Một lần nữa phải khẳng định rằng, dù có tự do, dân chủ đến mấy thì mọi tổ chức, cá nhân vẫn phải tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật. Không thể có sự tự do quá trớn bằng việc cho phép mình ngụy tạo, áp đặt những thông tin sai trái đi ngược lại lợi ích đất nước, ảnh hưởng đến chế độ.

Nhiều người đang hiểu sai rằng trên mạng xã hội thì không phải chịu trách nhiệm về việc đăng tin của mình. Nhận thức ấy là không đúng, bởi sau mỗi tài khoản ảo vẫn là khuôn mặt thật, có nhân tính và sự hiểu biết pháp luật nhất định.

Luật An ninh mạng quy định hành vi bị nghiêm cấm gồm: Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội... Nghị định 174/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện cũng quy định người vi phạm có thể bị phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng với hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Điều 122 Bộ luật Hình sự còn quy định người phạm tội vu khống có thể bị phạt tù đến 7 năm.

Có khá nhiều công cụ pháp luật để xử lý vi phạm, điều còn thiếu lúc này chính là ý thức chấp hành của một bộ phận người dân còn rất yếu.

Thời gian qua đã có không ít cá nhân bị cơ quan chức năng xử lý vì đưa tin sai trái, bịa đặt trên không gian mạng. Lẽ ra nên nhìn vào đó để soi sửa, thì vẫn còn người tái diễn. Kẻ tạo ra “con dao” nhằm vào người khác và cả người tung hô, chia sẻ thông tin ấy chưa lường hết nguy cơ “đứt tay” mình.

Xin đừng a dua rồi cho rằng mình là người phán quyết hay nhà tiên tri. Thay vào đó cần xây dựng cho mình một “bộ lọc” bằng bản lĩnh, kiến thức và kinh nghiệm trên cơ sở lập trường vững, quan điểm rõ khi tiếp cận với những thông tin mập mờ, bịa đặt. Hãy để tiếng la hét lạc lõng ấy trên không gian mạng tự sinh, tự diệt, tay mình cũng không bị rớm máu.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]