(Baothanhhoa.vn) - Sống và làm việc trong môi trường phòng điều hòa ngoài mặt tích cực của nó, mặt trái lại có một tác động không tốt đến sức khỏe, phát sinh một số chứng bệnh - người ta nói đó là “bệnh phòng điều hòa” hay còn được gọi là “bệnh phòng lạnh”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đề phòng các bệnh phát sinh do sử dụng phòng điều hòa

Sống và làm việc trong môi trường phòng điều hòa ngoài mặt tích cực của nó, mặt trái lại có một tác động không tốt đến sức khỏe, phát sinh một số chứng bệnh - người ta nói đó là “bệnh phòng điều hòa” hay còn được gọi là “bệnh phòng lạnh”.

Thực tế đã chứng minh điều này, ở một số nước phát triển vào những năm 60 của thế kỷ trước, các khu nhà hiện đại được xây dựng và các phòng ở, phòng làm việc đều có lắp máy điều hòa nhiệt độ. Khi thời tiết nắng nóng, các phòng này trở thành “phòng lạnh”, hy vọng sẽ cải thiện được tình trạng sức khỏe của những người sống trong đó. Lạ thay điều xảy ra lại không như mong muốn. Sức khỏe của những người sống, làm việc ở đó có chiều hướng xấu đi, đặc biệt đối với phụ nữ điều này thể hiện rõ hơn. Đa số họ đều cảm thấy mệt mỏi, da khô nẻ... Những biểu hiện mà họ thường gặp là các triệu chứng: Tê buốt tay chân, đau đầu, đau họng, đau dây thần kinh, đau dạ dày, đau ruột... với các mức độ khác nhau. Ở nữ giới còn có hiện tượng kinh nguyệt không đều. Những vấn đề về sức khỏe nêu trên, tỷ lệ có chiều hướng tăng lên sau mỗi mùa hè nắng nóng. Điều đó yêu cầu các nhà quản lý xã hội, các thầy thuốc phải quan tâm, xem xét. Bằng các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn, không khó, các nhà khoa học đã tìm ra thủ phạm gây bệnh đối với nhóm người sống trong “phòng điều hòa nhiệt độ” vào mùa hè. Đó là loại bệnh gây nên bởi nhân tố môi trường “phòng lạnh”, và đặt tên là “bệnh phòng lạnh”.

Cơ chế gây bệnh của bệnh “bệnh phòng lạnh” là: Nhiệt độ mùa hè ngoài môi trường tự nhiên cao, mọi người thường mặc quần áo mỏng cho mát khi đi ở ngoài đường. Nhưng khi vào trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp trong khoảng thời gian khá dài mỗi ngày, cảm giác lạnh đã buộc trung khu điều tiết nhiệt độ của cơ thể phải có phản ứng, đó là phản xạ tự nhiên của cơ thể như các mạch máu dưới da co lại, tuyến mồ hôi ngừng tiết ra để giảm bớt sự tản nhiệt, duy trì nhiệt độ cho cơ thể, cảm giác lạnh làm cho thần kinh giao cảm hưng phấn các mạch máu trong khoang bụng co lại, nhu động dạ dày, ruột giảm đi... từ đó biểu hiện các dấu hiệu “đau” bất thường đối với cơ thể. Đối với nữ giới, lạnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, biểu hiện là tình trạng kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra, trong phòng lạnh thường đóng kín cửa, không khí không được trao đổi thường xuyên, vì thế dễ bị ô nhiễm, dễ lây nhiễm các bệnh qua đường hô hấp... Chưa kể máy điều hòa còn phát sinh một số chất có hại, đó cũng là nguyên nhân gây nên một số bệnh đối với con người.

“Bệnh phòng lạnh” tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới, vì sao vậy? Một là do tính chất công việc được bố trí cho phụ nữ thường là những việc ngồi bàn giấy, tĩnh tại. Chị em thường ít đi ra ngoài, ngồi lâu trong phòng. Hai là phụ nữ vào mùa hè thường mặc quần áo ngắn, mỏng... Ba là thể chất của phụ nữ khá nhạy cảm với kích thích lạnh, nhưng họ lại kém chịu lạnh, da phụ nữ nhạy cảm dễ tản nhiệt... vì thế phụ nữ thường bị tác động của “bệnh phòng lạnh” hơn nam giới.

Mặc dù “bệnh phòng lạnh” không thể loại trừ được hoàn toàn, nhưng chúng ta có thể phòng ngừa với các biện pháp cụ thể sau:

1. Điều chỉnh để nhiệt độ trong và ngoài phòng chênh nhau không quá 7 độ C, nếu chênh lệch giữa trong và ngoài phòng quá lớn sẽ rất nguy hiểm, trung khu điều hòa nhiệt độ của cơ thể sẽ không đáp ứng kịp.

2. Không khí trong phòng phải được thường xuyên lưu thông ở mức 20cm/giây. Bàn làm việc nhất thiết không được kê thẳng dưới quạt máy lạnh thổi vào.

3. Để tránh thay đổi đột ngột (đặc biệt những người cao huyết áp, bệnh tim mạch...) khi ra khỏi phòng phải có thời gian thích nghi cho cơ thể, tốt nhất là kế cận phòng lạnh có phòng trung gian, nhiệt độ chênh lệch trên giữa hai phòng không quá lớn.

4. Nếu như làm việc lâu trong phòng lạnh nên mặc thêm quần áo để giữ nhiệt cho cơ thể, đồng thời nên định kỳ thời gian đi lại cho máu lưu thông được dễ dàng, tăng thêm lưu lượng máu đến đầu mút các chi.

5. Đối với những người làm việc ở công sở, sau khi rời khỏi phòng lạnh về nhà nên tắm rửa bằng nước nóng, tự xoa bóp, luyện tập vận động cơ thể thì sẽ có lợi rất nhiều.

6. Những gia đình sau khi lắp đặt điều hòa nhiệt độ cần quan tâm đến người già, trẻ em. Vì ở hai đối tượng này sự điều tiết nhiệt độ kém. Phải có thời gian thích nghi dần dần, hãy thử đến ngưỡng nhiệt độ nào cảm thấy dễ chịu thì mới duy trì. Tránh hạ nhiệt độ trong phòng quá thấp, dễ có tai biến đáng tiếc xảy ra.


Tri Thức, (Trung tâm TTGDSK tỉnh)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]