Tỷ lệ hút thuốc lá của quốc gia càng cao thì chi phí xã hội cho việc khám, chữa bệnh, điều trị càng lớn, chưa kể đến các thiệt hại khác không thể đo đếm được đối với lực lượng lao động trong tương lai. Chính vì thế, muốn giảm tỷ lệ hút thuốc cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần sự vào cuộc từ nhiều phía

Tỷ lệ hút thuốc lá của quốc gia càng cao thì chi phí xã hội cho việc khám, chữa bệnh, điều trị càng lớn, chưa kể đến các thiệt hại khác không thể đo đếm được đối với lực lượng lao động trong tương lai. Chính vì thế, muốn giảm tỷ lệ hút thuốc cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Theo ông Lokky Wai - Trưởng đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam, tổn thất do thuốc lá gây ra vượt xa phạm vi sức khỏe cộng đồng. Thuốc lá giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm, đồng thời, nó gây ra tổn thất kinh tế lên tới hơn 1.400 tỷ USD/năm, bao gồm chi phí điều trị bệnh và mất năng suất lao động do thuốc lá. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, gánh chịu 40% tổn thất kinh tế toàn cầu do sử dụng thuốc lá. Tại Việt Nam, tổn thất do thuốc lá chiếm tới gần 1% GDP mỗi năm.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của 25 căn bệnh và gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, các chất độc hại có trong thuốc lá còn ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thai nhi và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh do thuốc lá gây ra. Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm vào năm 2030 nếu các biện pháp PCTHTL không được thực hiện kịp thời. Đây sẽ là một gánh nặng lớn không chỉ cho bản thân các gia đình có người hút thuốc mà còn cho cả nền kinh tế, xã hội khi sức khỏe của lực lượng lao động chính bị suy giảm.

Các chuyên gia cho rằng, để giảm tỷ lệ hút thuốc, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ cơ chế chính sách, triển khai thực thi; phòng chống buôn lậu; thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội... đến các chế tài xử lý vi phạm của các tổ chức cá nhân.

Đại diện Quỹ PCTHTL cho biết, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố đẩy mạnh thực hiện Luật PCTHTL, nhân rộng các mô hình môi trường không khói thuốc; tăng cường tư vấn cai nghiện thuốc lá... Quỹ cũng đang triển khai nghiên cứu về tác động của việc tăng thuế thuốc lá hiện nay đến tiêu dùng các sản phẩm thuốc lá. Đồng thời, nghiên cứu về tình hình thực tế vi phạm quy định cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá, nghiên cứu về thực trạng trồng cây thuốc lá và đề xuất phương hướng chuyển đổi ngành nghề cho người trồng cây thuốc lá.

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật về PCTHTL cũng như vấn đề môi trường, xử phạt hành chính là khá đầy đủ. Đơn cử như quy định cấm hút thuốc lá ở các nơi cộng cộng, cơ sở y tế, nhà hàng, nơi làm việc...; quy định xử phạt vứt mẩu thuốc, tàn thuốc ra môi trường; hay các quy định về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá... Tuy nhiên, kết quả chưa được như mong đợi do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Vì vậy cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm, trong đó tăng cường tập huấn cho các cán bộ chuyên ngành.

Cần sự vào cuộc tích cực của các bộ, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, trường học, cơ sở y tế... trong việc thông tin tuyên truyền về tác hại của thuốc lá nhằm nâng cao ý thức cho người dân.

Theo baocongthuong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]