(Baothanhhoa.vn) - Năm học 2017-2018, 100% các trường mần non và 77% các trường tiểu học công lập thành phố (TP) Thanh Hóa tổ chức bán trú cho học sinh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần một quy trình quản lý, giám sát chặt chẽ

Năm học 2017-2018, 100% các trường mần non và 77% các trường tiểu học công lập thành phố (TP) Thanh Hóa tổ chức bán trú cho học sinh.

Một bữa ăn của các cháu Trường Mầm non Nam Ngạn (TP Thanh Hóa).

Nhìn chung công tác bán trú cơ bản bảo đảm yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non và công tác dạy học 2 buổi/ngày đối với bậc tiểu học. Tuy nhiên, một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm đó là bảo đảm dinh dưỡng chất lượng bữa ăn bán trú, tránh “độc món”, để không ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của các em.

Trong những năm qua, để tăng cường công tác bán trú tại các trường mầm non và tiểu học, hàng năm, đầu năm học mới Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiêm hồ sơ quản lý bán trú; công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chế độ dinh dưỡng phải bảo đảm để không được thiếu hoặc thừa calo, đồng thời thực đơn phải được thông báo đến phụ huynh học sinh... Ngoài ra, Phòng GD&ĐT và Phòng Tài chính – Kế hoạch còn hướng dẫn các nhà trường thực hiện các khoản thu phục vụ công tác bán trú; các khoản chi không được tính phục vụ công tác bán trú; việc quản lý, sử dụng và công khai tài chính... Thực hiện sự chỉ đạo TP và Phòng GD&ĐT, các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc công tác bán trú trong các trường học. Theo đó, các nhà trường đã thành lập các tổ phục vụ bán trú; quy định trách nhiệm cho từng tổ, hàng ngày phân công người tiếp quản thực phẩm, kiểm tra chất lượng, định lượng thực phẩm tươi sống, giám sát khâu chế biến thức ăn, ghi rõ nhận xét về chất lượng, định lượng hàng nhập và ký vào sổ kê khai hàng hóa, thực phẩm cung cấp. Đặc biệt, để giám sát quy trình chế biến thức ăn và nấu ăn, một số nhà trường đã lắp đặt camera để hiệu trưởng giám sát quy trình chế biến và nấu ăn tại các nhà bếp; đồng thời có sự phối hợp với ban đại diện hội cha mẹ học sinh tham gia công tác giám sát việc mua thực phẩm, chế biến thức ăn và chia khẩu phần ăn hàng ngày cho các cháu. Nhìn chung, việc tổ chức các bữa ăn bán trú trong các trường học trên địa bàn TP được thực hiện nghiêm túc, do vậy, trong nhiều năm qua không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong các nhà trường hay phản ánh của phụ huynh về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Cô giáo Đỗ Thị Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ba Đình cho biết: Để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là chất lượng các bữa ăn cho học sinh, nhà trường thực hiện nghiêm hồ sơ quản lý bán trú; công khai thực đơn hàng tuần, thực đơn chi tiết hàng ngày tại bảng tin để phụ huynh biết; thực hiện tốt việc kiểm tra, xác định nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi để xây dựng thực đơn các bữa ăn... Ngoài ra, nhà trường còn lắp đặt camera để hiệu trưởng giám sát quy trình chế biến và nấu ăn tại các nhà bếp. Đặc biệt, vai trò của hội cha mẹ phụ huynh luôn được phát huy, hàng ngày ban đại diện hội phụ huynh nhà trường đều cử đại diện đến để cùng với nhà trường kiểm tra chất lượng thực phẩm nhập, việc chế biến thức ăn và chia khẩu phẩn ăn cho học sinh.

Tuy nhiên, vẫn còn nhà trường chưa thực hiện nghiêm các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của UBND TP và Phòng GD&ĐT, nhất là trong việc công khai thực đơn từng tuần và thực đơn chi tiết bữa ăn hàng ngày của trẻ và học sinh tại bảng tin để phụ huynh biết; thực hiện chưa nghiêm chế độ dinh dưỡng theo quy định bữa ăn chính bắt buộc phải có các món: Mặn, xào, canh, tráng miệng (đối với học sinh tiểu học); chế độ ăn đối với học sinh béo phì, suy dinh dưỡng; việc mua thực phẩm giữa các ngày trong tuần chưa hợp lý so với mức bình quân, chẳng hạn như tại Trường Tiểu học Điện Biên 2, ngày 5-10 mua thực phẩm hết 15.396.000 đồng, nhưng ngày 9-10 lại mua hết 30.471.000 đồng... Chính sự mua bán thực phẩm không đều này đã dẫn đến chất lượng các bữa ăn cũng khác nhau. Việc tham gia giám sát của ban đại diện hội phụ huynh nhà trường cũng còn hình thức, rất ít khi tham gia, chỉ trừ trường hợp khi có các đoàn đến thanh tra, kiểm tra về công tác bán trú hay một việc gì đó được nhà trường thông báo thì mới đến... Đặc biệt, vẫn còn nhà trường chế biến những bữa ăn còn đơn điệu, chưa bảo đảm dinh dưỡng, khẩu vị ăn của học sinh, nhất là học sinh tiểu học. Trong đó, điển hình như đầu tháng 10-2017, trên mạng xã hội đã đăng tải hình ảnh về suất ăn trưa của học sinh Trường Tiểu học Điện Biên 2 chỉ có cơm, nước rau, rau muống xào và một miếng cá thu nhỏ, với số tiền ăn 19.000 đồng. Sau khi những hình ảnh này lan truyền đã thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là những gia đình có con em đang học và ăn bán trú tại đây, đồng thời cho rằng bữa ăn như vậy còn đơn điệu, chưa đảm bảo dinh dưỡng và khẩu vị của học sinh tiểu học, có hay không sự “bớt xén”. Trước sự việc trên, Phòng GD&ĐT TP đã thành lập đoàn kiểm tra tất cả các khâu nấu ăn bán trú tại Trường Tiểu học Điện Biên 2. Qua kiểm tra cho thấy phản ánh trên mạng xã hội về thực đơn bữa ăn trên là hoàn toàn chính xác, đồng thời yêu cầu nhà trường phải khắc phục ngay, để không còn những bữa ăn tương tự; thực hiện nghiêm túc việc dán thực đơn hàng tuần, hàng ngày ở bảng tin để phụ huynh biết, giám sát...

Để việc tổ chức ăn bán trú trong các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn TP Thanh Hóa được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện của trẻ và học sinh, mới đây, UBND TP Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu các nhà trường thực hiện công tác bán trú và chỉ thực hiện khi có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và nhu cầu của cha mẹ học sinh (thông qua việc đăng ký tự nguyện); tổ chức chế biến và nấu ăn tại trường dưới sự giám sát của nhà trường và cha mẹ học sinh; việc thu tiền ăn và phục vụ bán trú phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của UBND TP và liên ngành; các bếp ăn bán trú và sinh hoạt bán trú phải theo quy định, bảo đảm về số lượng, chất lượng, thẩm mỹ, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thiết nghĩ, ngoài sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, để bảo đảm chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh, rất cần một quy trình quản lý, giám sát chặt chẽ của các cơ quan liên quan, nhất là vai trò của ban giám hiệu các nhà trường và phụ huynh học sinh để các em có được những bữa ăn bảo đảm số lượng, chất lượng, đầy đủ thành phần dinh dưỡng, phù hợp với sự phát triển của các em.


Bài và ảnh: Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]