Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ngày 6/6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã cùng “chia lửa” trả lời các câu hỏi, tranh luận của đại biểu Quốc hội để làm rõ một số vấn đề xung quanh việc tuyển dụng, tinh giản giáo viên hợp đồng, chính sách thu hút giáo viên mầm non.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bộ trưởng Bộ Nội vụ "chia lửa" chất vấn tinh giản giáo viên hợp đồng

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ngày 6/6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã cùng “chia lửa” trả lời các câu hỏi, tranh luận của đại biểu Quốc hội để làm rõ một số vấn đề xung quanh việc tuyển dụng, tinh giản giáo viên hợp đồng, chính sách thu hút giáo viên mầm non.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Sắp xếp lại biên chế trong năm 2018

Trả lời về vấn đề hợp đồng đối với giáo viên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, trong thời gian vừa qua nhiều địa phương và các cơ sở giáo dục công lập tuyển dụng số lượng hợp đồng để làm công tác chuyên môn rất lớn và có những đơn vị biên chế được giao chưa sử dụng hết nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng trong Nghị quyết 19, Nghị quyết 08 của Thủ tướng Chính phủ ban hành đã nêu rất rõ là chấm dứt tình trạng tự duyệt biên chế hoặc giao biên chế cao hơn so với biên chế của cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định.

“Chúng ta phải rà soát, sắp xếp lại ngay trong năm 2018. Do đó, để thực hiện nghiêm về vấn đề này, tôi đề nghị đối với các địa phương cũng như các cơ sở giáo dục công lập của chúng ta phải rà soát lại về vấn đề biên chế được giao và đánh giá về năng lực đối với các giáo viên thực hiện hợp đồng trong thời gian vừa qua.” Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị phải có quy định để gián tiếp quản lý trong các cơ sở giáo dục, tức là những người ưu tiên làm chuyên môn, nghiệp vụ phải chiếm tỷ lệ trên 65%. Hiện nay làm công tác hành chính, quản lý chuyên môn chiếm tỷ lệ còn khá lớn.

Đối với những nơi còn thiếu giáo viên phải tuyển ngay để đáp ứng được yêu cầu, không thể để cho học sinh không có giáo viên dạy và cân đối trong số biên chế đã được giao. Mặt khác, Bộ Trưởng Lê Vĩnh Tân yêu cầu phải tính toán lại định mức trong các trường đối với số lớp trong trường, số giờ dạy của giáo viên để cân đối lại trong số giáo viên, số biên chế được giao trong thời gian vừa qua.

“Tại kỳ họp lần thứ 4 của Chính phủ thường kỳ cũng đã nêu rõ, đối với những trường hợp chúng ta tuyển dụng viên chức đã thừa so với được giao thì phải rà soát và bố trí giải quyết công việc cho những giáo viên này, nếu trường hợp không được thì chúng ta sẽ thực hiện tinh giản biên chế,” Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.

Ưu tiên tuyển dụng giáo viên hợp đồng

Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế để cân đối lại tình trạng đối với những địa phương tăng dân số cơ học. Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, nên nghiên cứu xem xét, bổ sung biên chế để tránh trường hợp thiếu giáo viên hoặc thiếu người phục vụ trong các trường học, trình với Thủ tướng Chính phủ trong tháng Sáu này.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khẳng định, Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo các địa phương phải cân đối và đảm bảo đủ giáo viên, bác sỹ để cung ứng trong vấn đề phục vụ chung. Do vậy, quan điểm của Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương chúng ta chưa thực hiện việc chấm dứt hợp đồng làm chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên mầm non còn trong định mức biên chế, tức là còn định mức biên chế chúng ta tiếp tục nghiên cứu xét tuyển.

“Đặc biệt ưu tiên đối với những người đã hợp đồng lâu năm, có trình độ, có năng lực đảm bảo yêu cầu thì có chính sách ưu tiên để tuyển dụng vào biên chế hiện nay còn thừa. Nếu trường hợp không sắp xếp, không tuyển dụng được cuối cùng chúng ta mới thực hiện vấn đề tinh giản biên chế theo đúng Nghị định 108 của Thủ tướng Chính phủ,” Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.

Đối với các chính sách thu hút giáo viên mầm non, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay, trong Quyết định số 60 ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rất rõ về chính sách đối với giáo viên mầm non trong giai đoạn 2011-2015: "Giáo viên trong đó bao gồm cả hiệu trưởng, hiệu phó làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non, kể cả công lập và dân lập được nhà nước hỗ trợ ngân sách để các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện trả lương cho giáo viên mầm non theo thang bảng lương quy định, được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên mầm non có cùng trình độ đào tạo đang làm việc hợp đồng tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập".

“Đây là chính sách rất mở cho giáo dục mầm non, kể cả Chính phủ cũng hỗ trợ để chúng ta khuyến khích tỷ lệ huy động,” Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói./.


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]