(Baothanhhoa.vn) - Chợ truyền thống là nơi giao lưu, buôn bán của đông đảo nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Do đó, hoạt động thương mại ở các chợ này khá sầm uất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo đảm vệ sinh môi trường tại các chợ truyền thống

Bảo đảm vệ sinh môi trường tại các chợ truyền thống

Khu bán thực phẩm tươi sống tại chợ Vạn Hà, thị trấn Thiệu Hóa.

Chợ truyền thống là nơi giao lưu, buôn bán của đông đảo nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Do đó, hoạt động thương mại ở các chợ này khá sầm uất.

Tuy nhiên, đa số chợ truyền thống đều được hình thành và xây dựng từ nhiều năm trước, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, nên có không ít chợ hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm vệ sinh môi trường (VSMT) và an toàn thực phẩm (ATTP). Do đó, để bảo đảm VSMT, từ đó góp phần bảo đảm ATTP tại các chợ truyền thống, những năm qua, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã, đang chú trọng huy động nguồn lực để đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây mới các chợ.

Chợ Vạn Hà, thị trấn Thiệu Hóa có diện tích hơn 2 ha, chợ có gần 300 hộ kinh doanh, buôn bán đủ các mặt hàng, từ quần áo, đồ gia dụng đến các loại nông sản, thực phẩm. Vì vậy, đây luôn là nơi giao thương của đông đảo nhân dân. Tuy nhiên, do chợ được xây dựng từ nhiều thập kỷ trước, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, lại không được thường xuyên sửa chữa, nâng cấp, nên hiện đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Đáng chú ý, dãy chợ bán các loại nông sản và thực phẩm tươi sống khá nhếch nhác. Sạp bán hàng được che tạm bợ, thịt được bày bán trên các bàn gỗ, tre đã ọp ẹp, rau thì bày bán phía dưới với con đường còn nguyên nền đất.

Ông Hoàng Văn Khánh, thành viên Ban Quản lý chợ Vạn Hà, bày tỏ: Vào mùa mưa, cả khu chợ, nhất là khu bán nông sản, thực phẩm nước ngập lênh láng. Mùa khô thì bụi bẩn, gây mất VSMT, nguy cơ mất ATTP cao. Vì thế, để bảo đảm VSMT tại chợ, thời gian qua, ban quản lý chợ đã phổ biến, tuyên truyền cho các tiểu thương nâng cao ý thức giữ gìn VSMT chung cho chợ thông qua hành động thu gom rác thải, quét dọn sạch sẽ gian hàng sau mỗi buổi chợ. Đầu tư bàn bằng chất liệu inox để bày bán các nông sản, thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống nhằm góp phần bảo đảm ATTP. Vừa qua, UBND thị trấn Thiệu Hóa đã đầu tư 40 triệu đồng để xây dựng, nâng cấp các rãnh thoát nước nhằm giải quyết trước mắt tình trạng nước thải trong chợ. Hiện, thị trấn đang kêu gọi doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi mô hình chợ để người dân có một nơi giao thương bảo đảm VSMT và ATTP.

Chợ Sơn, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc cũng bị xuống cấp nghiêm trọng. Với mong muốn có được một khu chợ khang trang, bảo đảm VSMT, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã giao thương, buôn bán, UBND xã Tiến Lộc đã kêu gọi doanh nghiệp, hộ dân có tiềm lực kinh tế đấu thầu xây dựng và quản lý chợ. Được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi của xã, 3 hộ dân đã liên kết đứng ra đấu thầu xây dựng và quản lý chợ. Sau khi trúng thầu, các hộ dân đã đầu tư xây mới lại hoàn toàn khu chợ trên diện tích gần 0,5 ha, với tổng mức đầu tư lên tới 6 tỷ đồng. Trong quá trình xây dựng và duy trì hoạt động tại chợ, công tác bảo đảm VSMT luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, các chủ đầu tư đã thực hiện đổ bê tông 100% diện tích nền chợ, xây dựng 8 dãy nhà theo đặc thù của từng mặt hàng. Khu bán thực phẩm tươi sống được đầu tư hệ thống cấp nước đến từng ki-ốt, có đường nước thải ngầm riêng... bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn của chợ ATTP. Ngoài ra, để bảo đảm VSMT cho toàn chợ, các chủ đầu tư luôn duy trì hoạt động quét dọn thường xuyên, rác được vận chuyển ra khỏi chợ hàng ngày. Đồng thời, tuyên truyền để các tiểu thương trong chợ nghiêm chỉnh chấp hàng nội quy, giữ gìn vệ sinh chung trong chợ.

Theo thống kê của Sở Công Thương, toàn tỉnh hiện có 398 chợ, trong đó có 3/4 là chợ truyền thống được xây dựng lâu năm ở khu vực nông thôn, miền núi, nên VSMT tại nhiều chợ chưa được bảo đảm. Vì vậy, để bảo đảm VSMT cho chợ truyền thống, các sở, ngành đang cùng với chính quyền các địa phương kêu gọi doanh nghiệp tham gia thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, bảo đảm VSMT. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đạo đức kinh doanh đối với các tiểu thương, trong đó chú trọng đến công tác giữ gìn vệ sinh, bảo đảm ATTP. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện xử lý nghiêm đối với các đơn vị vi phạm quy định về vệ sinh ATTP.

Tiến Xuân


Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]