(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, các địa phương ven biển của tỉnh đã tích cực thực hiện công tác quản lý và bảo vệ an toàn các tuyến đê biển trên địa bàn, góp phần quan trọng bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo đảm an toàn các công trình đê biển trong mùa mưa bão

Những năm qua, các địa phương ven biển của tỉnh đã tích cực thực hiện công tác quản lý và bảo vệ an toàn các tuyến đê biển trên địa bàn, góp phần quan trọng bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão.

Tuyến đê biển qua xã Nga Thủy (Nga Sơn) được đầu tư kiên cố. Ảnh: Lê Đồng

Hàng năm, xã Đa Lộc (Hậu Lộc) thường chịu tác động trực tiếp của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Ðể bảo đảm cho công tác phòng, chống thiên tai, Nhà nước đã đầu tư cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa 12 km đê biển, từ xã Hải Lộc đến cửa sông Lèn, thuộc xã Đa Lộc. Tuyến đê đã được kè, lát mái, mặt đê được kiên cố bằng bê-tông xi măng, trong đó, nhiều điểm đê xung yếu được kè lát cả mái đê phía đồng, thi công đường dân sinh kết nối. Ông Vũ Văn Đỉnh, Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, cho biết: Tuyến đê biển có vai trò quan trọng là tấm lá chắn vững chắc bảo vệ an toàn tính mạng cho hàng nghìn người dân và hàng trăm ha hoa màu, nuôi trồng thủy sản của địa phương trong mùa mưa bão. Ðể bảo đảm an toàn cho tuyến đê biển, thời gian qua, xã đã phối hợp với các lực lượng chức năng của huyện tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Luật Ðê điều và công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành pháp luật về đê điều, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài ra, xã còn phối hợp với Hạt Quản lý đê điều huyện Hậu Lộc ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đê điều. Không chỉ phát hiện sớm và kiên quyết xử lý các vi phạm, xã Đa Lộc còn quan tâm tới công tác trồng và bảo vệ rừng ngập mặn tạo thành một vành đai vững chắc bảo vệ đê biển, ngăn bão lũ, triều cường, xâm nhập mặn...

Thực hiện chương trình kiên cố hóa hệ thống đê biển, từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 43 km đê biển. Các tuyến đê biển hoàn thành đưa vào sử dụng, như: Đê biển Hậu Lộc có khả năng chống chịu bão, gió cấp 12; đoạn đê thuộc các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Nga Sơn và TP Sầm Sơn có khả năng chống được bão, gió cấp 9, cấp 10. Kiên cố hóa hệ thống đê biển, đê cửa sông còn hạn chế nước mặn thẩm lậu, xâm nhập vào đồng ruộng; hình thành tuyến giao thông ven biển, tạo cảnh quan môi trường, gia tăng đa dạng sinh thái, nguồn lợi ven biển. Để bảo vệ an toàn cho hệ thống đê biển trong mùa mưa bão, các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập các đoàn đi kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê biển, cống dưới đê trước mùa bão lũ. Đối với đê biển đã kiểm tra cụ thể từng cao trình, mặt cắt ngang, nền, thân, hành lang bảo vệ đê và cây chắn sóng. Kiểm tra từng đoạn kè đê biển đang có diễn biến sạt lở, để từ đó đánh giá chi tiết nguyên nhân hư hỏng và có biện pháp khắc phục hiệu quả. Đối với hệ thống cống dưới đê đã kiểm tra từng bộ phận của công trình, như: Thân, mang, sân trước, sân sau, tường cánh cống và thiết bị đóng, mở, dàn van, cánh van, phai cống. Đồng thời, kiểm tra khu vực hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ cửa sông, cửa biển phạm vi bảo vệ kè, cống, việc chứa chất vật tư, vật liệu lên mái đê, cơ đê, bãi đỉnh kè... công tác chuẩn bị các phương án hộ đê và xử lý sự cố có thể xảy ra trong mùa mưa bão với phương châm “4 tại chỗ” ở các địa phương ven biển.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều tuyến đê biển đang bị xuống cấp, cần sớm có biện pháp tu bổ, nâng cấp, như: Đê biển xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa); đê, kè biển Nga Sơn đang thi công dở dang phải tạm dừng; đoạn sạt lở bờ biển Sầm Sơn; đoạn sạt lở biển dài 1.600m nằm giữa đê biển các xã Tân Dân và Hải Lĩnh (Tĩnh Gia); tuyến đê kè biển xã Quảng Thái (Quảng Xương) với tổng chiều dài 3.314,81m đang thi công dang dở phải tạm dừng do thiếu vốn... Trước thực trạng trên, các địa phương đang tập trung thực hiện phương án phòng chống bão và nước biển dâng. Đồng thời, sẵn sàng phương án sơ tán dân khi có bão và nước biển dâng xảy ra, nhất là những vùng chưa có đê bảo vệ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.


Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]