(Baothanhhoa.vn) - Huy động nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng, có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp (DN), nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực tới nền kinh tế nói chung và cộng đồng DN nói riêng. Tuy nhiên, trong số hơn 20.000 DN đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh, hiện có 5.724 DN đang vay vốn, với dư nợ đạt 45.942 tỷ đồng, chỉ chiếm hơn 33% tổng dư nợ. Do đó, để nhiều hơn các DN tiếp cận được với nguồn vốn vay của các ngân hàng rất cần tiếng nói chung để tháo dỡ các “nút thắt” trong dòng chảy cung - cầu nguồn vốn.

Tín dụng doanh nghiệp: Nghịch lý thiếu – thừa: Bài 2 - Rất cần tiếng nói chung

Huy động nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng, có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp (DN), nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực tới nền kinh tế nói chung và cộng đồng DN nói riêng. Tuy nhiên, trong số hơn 20.000 DN đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh, hiện có 5.724 DN đang vay vốn, với dư nợ đạt 45.942 tỷ đồng, chỉ chiếm hơn 33% tổng dư nợ. Do đó, để nhiều hơn các DN tiếp cận được với nguồn vốn vay của các ngân hàng rất cần tiếng nói chung để tháo dỡ các “nút thắt” trong dòng chảy cung - cầu nguồn vốn.

Tín dụng doanh nghiệp: Nghịch lý thiếu – thừa: Bài 2 - Rất cần tiếng nói chungCán bộ tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa kiểm tra hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại doanh nghiệp. Ảnh: Lê Hòa

Tin liên quan:

Tỉnh Thanh Hóa có khoảng 90% là DN nhỏ và vừa và hầu hết các DN đều gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Công ty CP Vật tư xây dựng Thiên Sơn, Khu đô thị Vinhome, TP Thanh Hóa, hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng, là khách hàng lâu năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Thanh Hóa, hiện nay, dư nợ tín dụng của DN khoảng 11 tỷ đồng. Anh Hoàng Văn Trường, giám đốc công ty, cho biết: Hầu hết các DN khi làm ăn đều phải vay vốn ngân hàng, có trường hợp phải vay nguồn vốn lớn trong thời gian dài. Hiện nay, các ngân hàng đều chủ động hỗ trợ tối đa cho các DN tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh. Đối với Công ty CP Vật tư xây dựng Thiên Sơn, từ năm 2020, khi Chính phủ triển khai hỗ trợ, giảm lãi suất cho các đơn vị bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đã được cán bộ tín dụng của Ngân hàng BIDV hướng dẫn, hỗ trợ làm thủ tục giảm lãi suất 2 lần vào cuối năm 2020 và tháng 8-2021. Hiện tại, khoản vay của công ty đã được giảm còn 6,4%/năm. Nhờ việc triển khai hỗ trợ kịp thời của ngân hàng, mặc dù chịu tác động lớn từ dịch bệnh COVID-19 song dòng vốn của công ty vẫn được bảo đảm, sản xuất, kinh doanh ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 30 lao động, với thu nhập bình quân 10 - 15 triệu đồng/người/tháng và 15 lao động thời vụ.

Thực hiện chương trình hỗ trợ DN, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng thương mại nghiêm túc triển khai giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam. Trong đó, chủ động nắm bắt tình hình của từng khách hàng để đề xuất phương án, giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất, giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh để kịp thời xử lý theo hướng dẫn của hội sở. Triển khai các khoản vay mới, với lãi suất giảm từ 1 - 1,5% so với thời điểm trước dịch. Bên cạnh đó, chủ động tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, xem xét miễn, giảm lãi vay, phí dịch vụ phù hợp với điều kiện tài chính của tổ chức tín dụng. Nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhất là những ngành, lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nhiều như du lịch, nông nghiệp, xuất khẩu,... để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Ông Nguyễn Thanh An, Giám đốc NHNN Thanh Hóa, cho biết: Thời gian qua, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã căn cứ thực tế ảnh hưởng của khách hàng và khả năng tài chính của mình triển khai kịp thời các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay đối với các dư nợ hiện hữu, triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi (phổ biến giảm 0,5 - 2% so với trước dịch) để hỗ trợ khách hàng. Cụ thể, Ngân hàng Sacombank giảm lãi suất 1% cho khách hàng DN và cá nhân đang có khoản vay tại ngân hàng thuộc các ngành chịu tác động trực tiếp, như: du lịch, lữ hành, vận tải, nhà hàng, khách sạn, nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế; Ngân hàng BIDV các chi nhánh tại Thanh Hóa cũng đã thông báo giảm lãi suất cho 180 khách hàng DN và 300 khách hàng cá nhân, với mức giảm bình quân từ 1% cho 3 nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19...

Hiện nay, dư địa vốn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh còn khá lớn. Các ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng cá nhân, DN có phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi, đáp ứng các điều kiện vay. Đồng thời, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đều đang triển khai các chương trình hỗ trợ DN khác nhau nên bên cạnh việc tuyên truyền của ngân hàng thì DN phải chủ động nắm bắt các thông tin, minh bạch về tài chính. Nhất là, DN phải trình được những phương án sản xuất, kinh doanh bảo đảm tính khả thi. Khi tất cả những vấn đề trên được giải quyết, việc DN gặp gỡ, tiếp cận vốn từ ngân hàng sẽ không còn là vấn đề đáng ngại.

Ông Đới Sỹ Nam, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội DN tỉnh, cho rằng: Các DN cũng như các ngân hàng thương mại phải thực sự có sự thông cảm, chia sẻ lẫn nhau. Các tổ chức tín dụng cần tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới mô hình giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi, tiện ích nhất cho DN trong giao dịch với ngân hàng. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng nên đổi mới, chuẩn hóa thủ tục vay vốn để tạo thuận lợi cho DN, nhất là DN nhỏ và vừa. Cùng với nỗ lực của hệ thống ngân hàng thương mại, các DN cũng phải từng bước khắc phục hạn chế trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhất là, DN phải trình được những phương án sản xuất, kinh doanh bảo đảm tính khả thi.

Để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngày 17–6-2021 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 8435/UBND-KTTC đề nghị NHNN Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động. Tích cực triển khai các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và thiên tai theo quy định. Tăng cường kết nối, đối thoại nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của người dân, DN để phục hồi, ổn định sản xuất; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục vay vốn. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN để tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí cho vay mới... Thực hiện cắt giảm tối đa các loại chi phí nhằm tạo nguồn lực tài chính hỗ trợ khách hàng, người dân, DN.

Nhóm PV Phòng Kinh tế



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]