(Baothanhhoa.vn) - Với sản lượng lương thực khoảng 1,6 triệu tấn/năm, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt khoảng 180.000 tấn và gần 600.000 ha rừng sản xuất, là nguồn nguyên liệu dồi dào để tỉnh ta đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, mang lại giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm. Tuy nhiên, theo thống kê của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản, nguồn nguyên liệu cho các nhà máy hiện mới đáp ứng được khoảng 60% công suất, do mối liên kết giữa nhà máy và vùng nguyên liệu còn lỏng lẻo, khiến nguồn nguyên liệu bị thất thoát, cùng với đó trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều nhà máy đầu tư công nghệ chế biến sâu vào sản xuất.

Thiếu nguyên liệu vì công nghệ chế biến thô

Với sản lượng lương thực khoảng 1,6 triệu tấn/năm, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt khoảng 180.000 tấn và gần 600.000 ha rừng sản xuất, là nguồn nguyên liệu dồi dào để tỉnh ta đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, mang lại giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm. Tuy nhiên, theo thống kê của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản, nguồn nguyên liệu cho các nhà máy hiện mới đáp ứng được khoảng 60% công suất, do mối liên kết giữa nhà máy và vùng nguyên liệu còn lỏng lẻo, khiến nguồn nguyên liệu bị thất thoát, cùng với đó trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều nhà máy đầu tư công nghệ chế biến sâu vào sản xuất.

Thiếu nguyên liệu vì công nghệ chế biến thôVận hành dây chuyền chế biến nước uống dinh dưỡng tế bào mía tại Công ty CP Mía đường Lam Sơn.

Tận dụng nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, những năm gần đây huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chế biến lâm sản. Hiện, trên địa bàn huyện có 4 doanh nghiệp chế biến lâm sản, là: Công ty TNHH Xây dựng Thắng Phát, ở xã Hải Long; Nhà máy chế biến lâm sản và nghiền phế phẩm làm nguyên liệu giấy xuất khẩu Đại Phát, xã Xuân Khang; Công ty CP Sản xuất thương mại Tân Nhật Thanks, xã Thanh Kỳ; Công ty TNHH Ngôi Sao Đô Thị, xã Phú Nhuận. Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp này, hiện nguồn nguyên liệu gỗ keo phục vụ các nhà máy đang trong tình trạng thiếu, có thời điểm thiếu trầm trọng khiến nhà máy chỉ hoạt động được hơn 30% công suất. Đây cũng là tình trạng chung của các nhà máy chế biến lâm sản với đầu vào là nguyên liệu gỗ keo trên địa bàn huyện Như Thanh và các địa phương khác.

Với vùng chế biến tre, luồng, hiện toàn tỉnh có hơn 70.000 ha tại các huyện Bá Thước, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn, nhưng hiện trên địa bàn tỉnh chỉ có các cơ sở thu mua và chế biến luồng công suất nhỏ và vừa. Do đó, toàn tỉnh hiện mới tiêu thụ được khoảng 70% nguyên liệu. Sản lượng còn lại được đưa ra tỉnh ngoài tiêu thụ. Hơn nữa, quy mô của các cơ sở nhỏ bé, công nghệ chế biến lạc hậu, chủng loại sản phẩm đơn điệu, chủ yếu là đũa thô, ván sàn, giấy vàng mã, hàng thủ công mỹ nghệ. Tỷ lệ sử dụng sinh khối của cây luồng thấp, chỉ đạt trên 30%. Số còn lại của sinh khối cây luồng bị coi là phụ phẩm và dùng để sản xuất bột giấy và than với giá trị kinh tế thấp.

Thống kê từ Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, hiện toàn tỉnh có 5 doanh nghiệp chế biến lúa gạo, với tổng công suất 235 nghìn tấn/năm; 17 doanh nghiệp chế biến rau quả, với công suất 109.200 tấn/năm; 3 doanh nghiệp chế biến mía đường, tổng công suất 18.500 tấn mía cây/ngày, sản lượng đường hàng năm khoảng 100 – 105 nghìn tấn; 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn, với tổng công suất 1.990 tấn củ tươi/ngày, sản phẩm chính là tinh bột sắn, sản lượng 50 – 55 nghìn tấn/năm; 126 cơ sở, doanh nghiệp và 474 hộ gia đình tham gia hoạt động chế biến lâm sản; 81 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh thủy sản, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 60 triệu lít nước mắm, 7.000 tấn tôm, 15 nghìn tấn ngao, 9.000 tấn bột cá, 2.600 tấn chả cá surimi, 86.000 tấn hải sản... Trong lĩnh vực chế biến sản phẩm cây ăn quả, toàn tỉnh có 9 cơ sở chế biến sản phẩm trái cây; tuy nhiên, các cơ sở chế biến đều có quy mô nhỏ, sản lượng và công suất chế biến thấp, sản phẩm chế biến chủ yếu là dứa đóng hộp đông lạnh. Ngoài dứa, các sản phẩm hoa quả khác chưa có cơ sở bảo quản và chế biến, nhất là những sản phẩm có thể chế biến sâu như: cam, bưởi, nhãn, vải.

Cũng theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, so với tiềm năng, lợi thế và sản lượng vùng sản xuất, số lượng, quy mô, trình độ của ngành công nghiệp chế biến hiện còn nhỏ bé so với lĩnh vực sản xuất. Phần đa các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản quy mô nhỏ, công nghệ, máy móc, thiết bị còn lạc hậu; sản phẩm có chất lượng cao và có thương hiệu còn ít, phần lớn là chế biến thô, hoặc sơ chế nên giá trị gia tăng sản phẩm sau chế biến chưa cao, sức cạnh tranh hạn chế. Điển hình với chế biến nông sản, tỉnh mới có 40 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các sản phẩm nông sản, với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: dưa chuột muối, ớt muối, tinh bột sắn, cà chua, dứa đóng hộp, lợn sữa cấp đông, ngao đông lạnh, ngao sấy khô, hải sản đông lạnh, chả cá surimi, bột cá... Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông sản hàng năm đạt khoảng hơn 200 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 5,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Mỹ, Ý, các nước EU, các nước hồi giáo..., trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 56,9% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản toàn tỉnh).

Để nâng cao giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản; đồng thời, tạo nguồn nguyên liệu bền vững cho các nhà máy chế biến, chính quyền các địa phương cần tích cực vào cuộc trong vấn đề tái cấu trúc vùng nguyên liệu gắn với sự hình thành và phát triển của các nhà máy chế biến. Thực hiện tích tụ, tập trung đất đai phục vụ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng cho các nhà máy chế biến; đồng thời, có chiến lược thu hút các nhà máy công nghệ chế biến cao vào sản xuất. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động đầu tư trong khâu liên kết, phát triển công nghệ chế biến sản phẩm theo hướng hàm lượng khoa học công nghệ cao, gia tăng giá trị và có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]