(Baothanhhoa.vn) - Dịch bệnh COVID-19 kéo dài đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh; trong đó, các DN xuất khẩu nông sản cũng không phải ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, nhiều DN đã chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh trong tình hình mới, nhằm ứng phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thế nhưng, để các DN đủ sức “vượt bão” dịch bệnh, thì cần sự quan tâm, đồng hành của chính quyền địa phương các cấp và các sở, ngành.

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Dịch bệnh COVID-19 kéo dài đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh; trong đó, các DN xuất khẩu nông sản cũng không phải ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, nhiều DN đã chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh trong tình hình mới, nhằm ứng phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thế nhưng, để các DN đủ sức “vượt bão” dịch bệnh, thì cần sự quan tâm, đồng hành của chính quyền địa phương các cấp và các sở, ngành.

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sảnSản phẩm ngao xuất khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa.

Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, xã Trung Thành, huyện Nông Cống chuyên sản xuất, chế biến 2 sản phẩm xuất khẩu là: Dứa đóng hộp và ngô đóng hộp. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ chính tại các thị trường quốc tế, như: Nga, Hồng Kông, Isarel, Hàn Quốc, Trung Quốc... Bởi vậy, công ty luôn theo dõi, nắm bắt tình hình và lường trước được những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, từ đó xây dựng chiến lược nhằm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm giữ vững được thị trường. 7 tháng năm 2021, công ty đạt doanh thu 32 tỷ đồng, tăng 100% so với cùng kỳ. Ông Lê Trường Tùng, Giám đốc Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, cho biết: Những tháng đầu năm 2021, doanh thu của công ty tuy tăng, song lợi nhuận lại thấp hơn so với những năm trước. Bởi do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, giá cước vận chuyển hàng hóa và các chi phí khác tăng cao, nên phần lợi nhuận gần như không đáng kể. Thậm chí có thời điểm DN còn phải chịu thua lỗ, song vẫn phải tiếp tục duy trì sản xuất, kinh doanh nhằm tránh đứt gãy chuỗi sản xuất cung ứng và mất thị trường xuất khẩu.

Chia sẻ thêm về những khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ông Tùng cho biết thêm: Hiện tại, 40% nguồn nguyên liệu sản xuất của công ty đang mua từ tỉnh ngoài, trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, việc vận chuyển nguyên liệu từ các tỉnh ngoài về phục vụ quy trình sản xuất, chế biến gặp khó khăn, thời gian vận chuyển dài, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Để duy trì sản xuất, kinh doanh, DN đã phải vay 10 tỷ đồng nên càng khó khăn, rất mong được ngân hàng xem xét giảm lãi xuất vay.

Tại thời điểm này, trên địa bàn huyện Yên Định có 17/26 DN, cơ sở thu mua nông sản phục vụ xuất khẩu đã phải ngừng hoạt động. Là một trong số ít DN còn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, bà Nguyễn Thị Tình, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tình Cầm, cho biết: Thực tế, nhu cầu sử dụng ớt tươi tại thị trường Trung Quốc đang lớn, nhưng các cơ sở thu mua, xuất khẩu ớt không thể đáp ứng được là do DN muốn xuất khẩu sản phẩm ớt sang Trung Quốc bắt buộc phải xuất qua Campuchia, sang Thái Lan rồi mới đến được Trung Quốc. Con đường xuất khẩu lòng vòng, khiến chi phí tăng lên gấp hơn 10 lần. Để duy trì hoạt động sản xuất, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tình Cầm đã chuyển từ xuất khẩu ớt tươi sang ớt muối và phải thuê thêm lao động thực hiện, trong khi ớt đưa vào muối bị giảm 50% giá trị kinh tế. Do đó, từ đầu năm đến nay, tuy công ty đã xuất khẩu được gần 300 tấn ớt muối sang Đài Loan, Malaysia, song vẫn không có lợi nhuận. Từ đầu năm 2021 đến nay, công ty đã phải vay 8 tỷ đồng để bù vào phần thua lỗ.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 40 DN xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường khoảng 30 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và khu vực; trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 52% giá trị xuất khẩu, Đài Loan chiếm khoảng 10%, Hàn Quốc chiếm 6,5%, thị trường EU chiếm 10%..., với các mặt hàng chủ yếu, như: tinh bột sắn, dưa chuột đóng hộp, dứa đóng hộp, dăm gỗ, bột cá, ngao đông lạnh... Hầu hết các DN xuất khẩu này đều đang gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Do đó, chính quyền địa phương và các sở, ngành cần quan tâm, nắm bắt tình hình hoạt động, những khó khăn, vướng mắc của các DN để đề xuất các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]