(Baothanhhoa.vn) - Được triển khai từ năm 2018, đến tháng 6-2021, tỉnh Thanh Hóa đã có 76 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 sao trở lên và 1 sản phẩm nằm trong danh mục 20 sản phẩm OCOP quốc gia. Sau khi được cấp sao cho sản phẩm, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đều mở rộng quy mô sản xuất, có sức lan tỏa lớn và được người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao. Để chương trình phát triển bền vững và hiệu quả, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, thực hiện nghiêm ngặt các bước đánh giá, xếp hạng bảo đảm đúng quy trình, tiêu chuẩn chất lượng.

Phát triển sản phẩm OCOP bảo đảm đúng quy trình

Được triển khai từ năm 2018, đến tháng 6-2021, tỉnh Thanh Hóa đã có 76 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 sao trở lên và 1 sản phẩm nằm trong danh mục 20 sản phẩm OCOP quốc gia. Sau khi được cấp sao cho sản phẩm, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đều mở rộng quy mô sản xuất, có sức lan tỏa lớn và được người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao. Để chương trình phát triển bền vững và hiệu quả, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, thực hiện nghiêm ngặt các bước đánh giá, xếp hạng bảo đảm đúng quy trình, tiêu chuẩn chất lượng.

Phát triển sản phẩm OCOP bảo đảm đúng quy trìnhNhóm sản phẩm tiềm năng tham gia trưng bày tại hội nghị tổng kết Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020.

Theo kế hoạch, năm 2021, tỉnh Thanh Hóa sẽ phát triển mới thêm 80 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Dựa trên đăng ký của các huyện, thị xã, thành phố, Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tỉnh tiến hành rà soát, kiểm tra thực tế sản xuất, hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm về quy mô, chất lượng, khả năng tiếp cận thị trường và những thủ tục cần thiết để tham gia chương trình. Ông Bùi Công Anh, Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM, cho biết: OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị thông qua việc hoàn thiện tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM.

Sau khi đăng ký sản phẩm, các đơn vị sản xuất sẽ xây dựng phương án, kế hoạch và triển khai thực hiện. Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm và chuyển hồ sơ lên hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh đánh giá chứng nhận sao; trên cơ sở đó sẽ hỗ trợ và xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm. Đối với những sản phẩm đang có lợi thế, có nhãn hiệu, việc thực hiện đúng chu trình 6 bước sẽ không mất nhiều thời gian, nhưng đối với những sản phẩm mới đòi hỏi phải làm chặt chẽ, mất nhiều thời gian hơn. Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hoằng Hóa, cho biết: Việc tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiểu về ý nghĩa khi tham gia Chương trình OCOP là rất quan trọng. Vì chỉ khi hiểu ý nghĩa đó, các đơn vị mới chủ động tham gia, xây dựng kế hoạch và xác định phương án sản xuất một cách khả thi. Có bước khởi đầu này, cơ quan quản lý mới có căn cứ để hỗ trợ đơn vị sản xuất, kinh doanh phát triển sản phẩm thông qua các bước tiếp theo.

Ngay sau khi triển khai Chương trình OCOP, nhiều sản phẩm ở các địa phương trong tỉnh, nhất là sản phẩm của các làng nghề được đánh giá cao bởi yếu tố chất lượng, truyền thống và có chỗ đứng trên thị trường đã đăng ký tham gia để phát triển bền vững hơn. Như: một số sản phẩm từ cói của huyện Nga Sơn; trống đồng của huyện Thiệu Hóa; sản phẩm mắm tôm, mắm tép của các huyên Hậu Lộc, Hoằng Hóa và thị xã Nghi Sơn... Nhưng không vì vậy mà các sản phẩm được ưu tiên. Được biết, sau khi thực hiện chu trình 6 bước để phát triển sản phẩm thì công tác đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP phải trải qua 3 bước bắt buộc là hội đồng cấp huyện chấm, công nhận sao cấp huyện; tổ giúp việc cho hội đồng cấp tỉnh phân tích, chấm điểm cho sản phẩm, sau cùng mới là đợt đánh giá, xếp hạng của hội đồng cấp tỉnh. Ngoài ra, từ năm 2021, Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM đã đề xuất thêm 1 bước là: Trước khi trình sản phẩm lên hội đồng cấp tỉnh, tổ giúp việc Chương trình OCOP sẽ rà soát lại sản phẩm để thông tin tới chủ thể, hoàn thiện những tiêu chí “tiệm cận” với tiêu chuẩn. Công tác đánh giá, thẩm định, chấm điểm sản phẩm OCOP luôn bám sát các quy định của Trung ương, của tỉnh và được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học, khách quan và chính xác. Các sản phẩm được cấp sao đều đạt 100% các tiêu chí theo quy định và không có sự “châm chước” để hoàn thành chỉ tiêu phát triển sản phẩm OCOP. Minh chứng cho điều này là trong đợt đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh (tháng 4-2021), hội đồng cấp tỉnh đã họp xem xét và chưa cấp sao cho 8/15 sản phẩm. Nguyên nhân do các sản phẩm này vẫn còn “đuối” ở một số tiêu chí, chưa thể hiện được sự bền vững, chất lượng. Sau khi khắc phục được các hạn chế nêu trên thì mới có cơ sở xem xét, bỏ phiếu công nhận đợt sau.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]