(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong cho vay doanh nghiệp. Toàn ngành đã thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư, trong đó hướng trọng tâm đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao... qua đó giúp các doanh nghiệp tái cơ cấu hoạt động và ổn định sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong cho vay doanh nghiệp. Toàn ngành đã thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư, trong đó hướng trọng tâm đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao... qua đó giúp các doanh nghiệp tái cơ cấu hoạt động và ổn định sản xuất.

Được vay vốn của Agribank Thanh Hóa, Công ty CP Sông Việt Thanh Hóa đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả.

Ðến 30-7-2018, dư nợ cho vay doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt hơn 40.000 tỷ đồng với 6.574 doanh nghiệp đang vay vốn. Với phương châm “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017- 2020”, ngay sau khi Chính phủ và NHNN Việt Nam ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng nhằm thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, NHNN Thanh Hóa đã triển khai đến các đơn vị trong toàn ngành, tập trung triển khai kịp thời các chính sách cho vay hỗ trợ các ngành nghề theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Theo đó, các ngân hàng thương mại đã tiếp cận các dự án lớn trong các lĩnh vực công nghệ cao, xây dựng, cảng biển, hạ tầng. Điển hình, như: Dự án Trung tâm Chế biến nông sản công nghệ cao Lam Sơn với số tiền 248 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng khai thác hạ tầng Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng với số tiền 2.735 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng Khu Công nghiệp số 3 - Khu Kinh tế Nghi Sơn với số tiền 700 tỷ đồng; Dự án xây dựng bến số 3, 4, 5 cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn với số tiền 700 tỷ đồng... Bên cạnh đó, các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện giảm lãi suất huy động và cho vay, giảm từ 2-3% so với cuối năm 2017, góp phần tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay. Riêng đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, lãi suất giảm từ mức 11%/năm (năm 2012) xuống 9%-9,5%/năm đối với vay trung dài hạn; cho vay ngắn hạn, lãi suất giảm xuống còn 6%-6,5%/năm; hoặc những gói cho vay hỗ trợ của một số ngân hàng lãi suất giảm xuống 5,5%/năm.

Cùng với việc tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong cho vay doanh nghiệp, thời gian qua, ngành ngân hàng trong tỉnh còn tập trung giải đáp các kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp sớm tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ngân hàng để phát triển sản xuất. Toàn ngành đã giải đáp hơn 30 kiến nghị của các doanh nghiệp trong tỉnh với các nội dung chủ yếu: Tăng hạn mức tín dụng, vấn đề tài sản bảo đảm, giảm lãi suất tiền vay, kéo dài thời gian vay... Sau khi thực hiện các chính sách tín dụng về cơ cấu nợ, về lãi suất... cơ cấu tín dụng đã chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung cho các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh; nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ông Nguyễn Văn Long, Giám đốc Công ty CP Thương mại vận tải và Chế biến hải sản Long Hải, xã Hải Bình (Tĩnh Gia) - một đơn vị có uy tín trong sản xuất chế biến kinh doanh hàng nông, hải sản cho biết: Ðể có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, đơn vị còn có sự giúp đỡ tích cực của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh luôn hợp tác, đồng hành, nhất là vào những thời điểm thu mua nguyên liệu cần một khối lượng vốn lớn. Đặc biệt, vừa qua, công ty được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Thanh Hóa ký kết hỗ trợ vốn ưu đãi lên đến hàng chục tỷ đồng.

Ðể công tác tín dụng doanh nghiệp thực sự đạt hiệu quả cao, thời gian tới, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục tập trung công tác tăng cường huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế thông qua phát triển sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các nguồn vốn huy động khai thác có hiệu quả nguồn vốn điều hòa, vốn vay từ Trung ương nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng tập trung rà soát lãi suất các khoản vay cũ, đẩy mạnh cải cách hành chính, tiết giảm chi phí, tạo cơ sở tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp. Tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên như cho vay sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, nhất là các doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, phát triển sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN.


Bài và ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]