(Baothanhhoa.vn) - Sáng 18-11, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Lasuco) tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức điều hành thu hoạch – vận chuyển vụ ép 2022-2023 và kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía vụ 2023-2024.

Lasuco triển khai kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía vụ 2023-2024

Sáng 18-11, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Lasuco) tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức điều hành thu hoạch – vận chuyển vụ ép 2022-2023 và kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía vụ 2023-2024.

Lasuco triển khai kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía vụ 2023-2024Toàn cảnh hội nghị.

Theo báo cáo của Lasuco, hiện nay vùng nguyên liệu mía đường đang có xu hướng sụt giảm cả về diện tích, năng suất và chất lượng. Tại một số địa phương, nông dân phá bỏ cây mía chuyển sang trồng các loại cây khác. Sản lượng mía không đáp ứng được 60% nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy.

Việc diện tích mía nguyên liệu sụt giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Điển hình trong số đó là diện tích vùng nguyên liệu chưa được quản lý chặt chẽ, một số chủ hợp đồng và địa bàn có diện tích mía thực tế thấp hơn so với số liệu báo cáo. Ngành mía đường gặp khó khăn do giá đường giảm sâu, giá thu mua mía nguyên liệu giảm trong khi chi phí sản xuất tăng, người trồng mía có lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ nên không còn mặn mà đầu tư vào cây mía.

Trong khi đó, công tác hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, chăm sóc mía chưa được quan tâm đúng mức, nhiều hộ chưa mạnh dạn đầu tư, bón phân không đầy đủ, không đúng kĩ thuật, để mía lưu gốc nhiều năm nên năng suất mía lưu gốc thấp hơn mía tơ 20-30% đã làm cho năng suất bình quân sụt giảm. Những tồn tại, hạn chế này cần phải nghiêm túc khắc phục một cách triệt để trong công tác chỉ đạo sản xuất, điều hành thu hoạch – vận chuyển vụ 2022-2023.

Để hoàn thành mục tiêu “Chất lượng - An toàn - Trật tự - Hiệu quả”, ngày 25-11-2022 nhà máy sẽ bắt đầu vào vụ ép, dự kiến sẽ kết thúc vụ sau 90-95 ngày. Với công suất ép dự kiến bình quân 4.500 – 5.000 tấn/ngày, tải trọng bình quân 12 - 13 tấn/chuyến và hệ số quay vòng của xe là 1,7 - 1,8 chuyến/xe/ngày thì số chuyến mía vận chuyển về nhà máy là 310 - 370 chuyến/ngày. Số đầu xe vận chuyển hàng ngày là 210 - 220 xe, tất cả xe vận chuyển sẽ đều được giao cho cán bộ địa bàn trực tiếp điều hành. Lệnh điều hành được thực hiện trực tiếp trên hệ thống quản lý vùng nguyên liệu GIS, mỗi xe chỉ được điều 1 lệnh duy nhất sau khi đã nhập xong chuyến trước đó. Đồng thời, tất cả xe phải được lắp đặt giám sát hành trình và được xử lý ngay khi gặp sự cố để bảo đảm các tín hiệu được cập nhât liên tục và thống suốt.

Lasuco triển khai kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía vụ 2023-2024 Phó Tổng Giám đốc Lasuco Lê Bá Chiều phát biểu khai mạc hội nghị.

Để ổn định, phát triển trở lại vùng nguyên liệu, Lasuco đã xây dựng các mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu. Theo đó, diện tích mía vụ 2023-2024 phấn đấu đạt 7.000 ha, trong đó diện tích trồng mới là 2.280 ha, diện tích mía lưu gốc là 4.720 ha, sản lượng tự chủ trong vùng từ 500.000-550.000 tấn, bảo đảm đủ nguyên liệu cho nhà máy đường và nhà máy nước mía dinh dưỡng tế bào sản xuất từ 9-10 tháng. Phát triển vùng nguyên liệu gắn với thâm canh, áp dụng cơ giới hóa tối đa vào các khâu nhằm giảm giá thành sản xuất. Tạo điều kiện tốt nhất về đầu tư, cơ giới, thu hoạch, thâm canh, vay vốn cho các hộ có điều kiện tích tụ đất đai trồng mía có diện tích từ 3-5 ha trở lên để yên tâm gắn bó lâu dài với công ty.

Lasuco triển khai kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía vụ 2023-2024

Chủ tịch HĐQT Lasuco Lê Văn Tân phát biểu.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Lasuco đang tập trung các nguồn lực để triển khai một số giải pháp, như: Tập trung cao cho công tác sản xuất mía thâm canh, trong đó chú trọng cho công tác trồng mới, chăm sóc mía lưu gốc, cân đối bổ sung các giống mới cho năng suất cao. Dành nguồn tài chính ưu tiên thanh toán nhanh, gọn tiền mía, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tái đầu tư sản xuất. Tổ chức, củng cố, đầu tư thêm máy móc, thiết bị; đào tạo, xây dựng đội ngũ công nhân để bảo đảm năng lực áp dụng cơ giới hóa trong thời gian tới. Đẩy mạnh hoạt động nuôi cấy mô, chọn tạo các giống mía mới cho năng suất, chất lượng cao, chịu sâu bệnh tốt.

Tập trung xây dựng thí điểm các mô hình từ 3-5 ha trở lên áp dụng cơ giới hóa đồng bộ để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, ổn định thu nhập cho người dân. Khuyến khích và giao cán bộ nguyên liệu hợp tác với nông dân xây dựng các mô hình thâm canh diện tích tối thiểu 3ha/mô hình, trung bình 5ha/mô hình. Tiếp tục đầu tư công nghệ ép, nâng cao năng lực thu hồi, đa dạng hóa sản phẩm từ cây mía.

Lasuco cũng đã thông báo giá mía thu mua nguyên liệu trong 3 năm tiếp theo. Trong đó, giá thu mua từ niên vụ 2022-2023 trở đi sẽ được nâng lên 1.200.000 đồng/tấn mía 10CCS, làm cơ sở để người dân yên tâm sản xuất.

Hội nghị cũng được nghe đại diện lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các huyện Thọ Xuân, Nga Sơn, Cẩm Thủy, Thường Xuân…, các xã, HTX, hộ dân trồng mía tham gia các ý kiến, giải pháp về ổn định vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn.

Tin và ảnh: Chi Phạm


Tin và ảnh: Chi Phạm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]