(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh Thanh Hóa có gần 200 sản phẩm nông sản; trong đó có 12 sản phẩm nông nghiệp chủ lực thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Do đó, sản lượng sản phẩm nông nghiệp hằng năm tương đối lớn. Tuy nhiên, từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên vấn đề tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Song, nhờ hình thức kết nối tiêu thụ nông sản có địa chỉ, các cấp chính quyền địa phương đã cùng đơn vị, doanh nghiệp và người dân đồng hành cùng vượt qua khó khăn và tái sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Kết nối tiêu thụ nông sản có địa chỉ - cách làm hiệu quả

Tỉnh Thanh Hóa có gần 200 sản phẩm nông sản; trong đó có 12 sản phẩm nông nghiệp chủ lực thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Do đó, sản lượng sản phẩm nông nghiệp hằng năm tương đối lớn. Tuy nhiên, từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên vấn đề tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Song, nhờ hình thức kết nối tiêu thụ nông sản có địa chỉ, các cấp chính quyền địa phương đã cùng đơn vị, doanh nghiệp và người dân đồng hành cùng vượt qua khó khăn và tái sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Kết nối tiêu thụ nông sản có địa chỉ - cách làm hiệu quảHTX sản xuất Vinaco tại TP Thanh Hóa thu mua và tiêu thụ sản phẩm bưởi Luận Văn (Thọ Xuân).

Trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, huyện Nông Cống là một trong những địa phương của tỉnh chịu tác động trực tiếp, nặng nề. Việc thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội đối với một số xã, thị trấn trên địa bàn đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, khiến việc tiêu thụ nông sản đúng vụ thu hoạch của bà con nông dân gặp nhiều khó khăn. Chủ động nhìn nhận vấn đề từ xa, từ sớm, từ cơ sở và thực hiện tinh thần “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động, Hội Nông dân huyện Nông Cống đã chủ động rà soát, thống kê diện tích một số cây trồng chủ yếu trong khung thời vụ thu hoạch, sản lượng cụ thể để có biện pháp hỗ trợ tiêu thụ kịp thời. Theo đó, tháng 8-2021, nhãn lồng là sản phẩm được Hội Nông dân huyện phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại huyện lựa chọn hỗ trợ tiêu thụ. Gia đình ông Trịnh Văn Toàn, thôn Thạch Lãng, xã Trường Minh, có hơn 1.300 gốc nhãn lồng 5 năm tuổi, sản lượng đạt khoảng 35 tấn, là hộ có diện tích sản xuất, sản lượng nhãn lồng lớn nhất huyện. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc tiêu thụ gặp khó khăn, đứng trước nguy cơ tồn ứ, doanh thu sụt giảm.

Sau lời kêu gọi, phát động của Hội Nông dân huyện Nông Cống, sản phẩm nhãn lồng của hộ gia đình ông Trịnh Văn Toàn được các tổ chức đoàn thể, Nhân dân trong, ngoài huyện tiêu thụ với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg. Nhờ đó, doanh thu của vườn nhãn được bảo đảm, đạt khoảng 350 triệu đồng. Bà Phạm Thị Quyết, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nông Cống, cho biết: Điều đáng chú ý của chiến dịch “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” của Hội Nông dân huyện phát động chính là tất cả các sản phẩm được hỗ trợ tiêu thụ đều phải có quy trình sản xuất an toàn, sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cơ quan chuyên môn chứng nhận về chất lượng. Đây được xem là một trong những việc làm thiết thực, góp phần tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân, tạo điều kiện để người sản xuất có nguồn vốn quay vòng, yên tâm tái sản xuất.

Cùng với các tổ chức đoàn thể, chính trị trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm 2021, HTX sản xuất Vinaco (TP Thanh Hóa) cũng được xem là một trong những địa chỉ hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân, nhất là sản phẩm nông sản đặc sản của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Chị Lê Thanh Tịnh, phụ trách kinh doanh của HTX cho biết: Nắm bắt được sự phong phú, dồi dào về số lượng, sản lượng của các loại sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh, HTX mong muốn kết nối, thúc đẩy tiêu thụ và quảng bá các sản phẩm rộng rãi trên thị trường. Hiện, HTX đã kết nối, tiêu thụ số lượng lớn các loại nông sản đặc trưng; trong đó, có gần 50 sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa, như: cam, bưởi Như Xuân, Thạch Thành; bưởi Luận Văn; tương Xuân Phả, nước mắm Khúc Phụ, Ba Làng...

Được biết, hiện nay HTX sản xuất Vinaco đang tiếp tục phối hợp với các HTX nông lâm nghiệp trên địa bàn để lựa chọn các sản phẩm phù hợp giới thiệu đến người tiêu dùng. Cùng với việc hỗ trợ tiêu thụ những sản phẩm nông sản đặc sản được cơ quan chuyên môn chứng nhận về tiêu chuẩn, chất lượng, HTX còn hướng dẫn người dân chủ động, giới thiệu, bán hàng trên mạng xã hội, vừa để quảng bá sản phẩm, thương hiệu, vừa để kết nối tiêu thụ nông sản, góp phần tạo nguồn thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Năm 2021, cùng với việc thực hiện quyết liệt các giải pháp vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển sản xuất, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã chung tay hỗ trợ nông dân trong, ngoài tỉnh tiêu thụ nông sản. Tiêu biểu, như: Tháng 6, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ 100 tấn vải thiều Bắc Giang; các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tạo điều kiện, khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng... tăng sản lượng tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh tại địa bàn; ưu tiên các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, có chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, như: vải thiều, thanh long, khoai lang, xoài, hành tím... Thông qua những hoạt động tiêu thụ nông sản vừa hỗ trợ Nhân dân yên tâm phát triển sản xuất, vừa tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]