(Baothanhhoa.vn) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động sản xuất theo đúng kế hoạch, tỷ lệ công nhân, lao động quay trở lại làm việc tại các DN đạt hơn 95%. Để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất, nhiều DN trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động, song hầu hết các DN đang gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Doanh nghiệp gặp khó trong tuyển dụng mới lao động dịp đầu năm

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động sản xuất theo đúng kế hoạch, tỷ lệ công nhân, lao động quay trở lại làm việc tại các DN đạt hơn 95%. Để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất, nhiều DN trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động, song hầu hết các DN đang gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động mới.

Doanh nghiệp gặp khó trong tuyển dụng mới lao động dịp đầu năm

Công nhân Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành (Nông Cống) trong ca sản xuất.

Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, địa chỉ tại xã Trung Thành (Nông Cống) có công suất chế biến khoảng 12 tấn dứa nguyên liệu/ngày, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 50 lao động. Tuy nhiên, là DN nhỏ, ngoài số lao động thường xuyên, công ty còn tận dụng lao động nông nhàn của địa phương. Do đó, dịp sau Tết Nguyên đán, công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lao động để bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Anh Lê Trường Tùng, đại diện công ty, cho biết: Dịp đầu năm lại trùng với lịch gieo cấy vụ đông xuân nên việc tìm kiếm lao động khá khó khăn. Ngoài ra, sau tết thường có biến động lao động, sự dịch chuyển giữa các DN, vùng miền nên công ty đã phải đăng tin tuyển dụng lao động từ những tháng cuối năm 2019 trên phương tiện truyền thông và các xã lân cận. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, lao động đến ứng tuyển và làm việc trở lại mới đạt khoảng 40 người, công ty đang gặp khó trong việc tìm kiếm lao động để hoàn thiện các đơn hàng.

Để đáp ứng yêu cầu mở thêm xưởng sản xuất, kinh doanh, Công ty TNHH Ivory Việt Nam đóng trên địa bàn thị trấn Hậu Lộc (Hậu Lộc) có nhu cầu tuyển dụng thêm 180 lao động; trong đó, có 60% là lao động có tay nghề, còn lại là lao động phổ thông. Mặc dù đã thực hiện tuyên truyền, thông báo qua hệ thống truyền thông của địa phương, phát tờ rơi từ tháng 12-2019, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, lượng hồ sơ đăng ký ứng tuyển tại công ty rất hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông chưa có tay nghề. Chị Lê Thị Thắm, trưởng chuyền sản xuất số 2, cho biết: Do trên địa bàn huyện Hậu Lộc và những địa phương lân cận có nhiều DN hoạt động cùng lĩnh vực nên lao động có nhiều sự lựa chọn, nhất là lao động có tay nghề. Vì vậy, giải pháp gỡ khó trong tìm kiếm nguồn lao động mới chính là sự cạnh tranh về chế độ đãi ngộ của các DN.

Tình trạng thiếu hụt lao động hầu hết diễn ra ở những DN nhỏ và vừa; các DN sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy da và các ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông như cơ khí, điện tử... Nắm bắt được “điểm yếu” này, các DN hoạt động trong những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động ngoài việc đưa ra những chính sách tiền lương, thưởng phù hợp để giữ chân lao động thì cần lựa chọn được thời gian tuyển dụng phù hợp. Đồng thời, tạo được môi trường làm việc thoải mái, an toàn cho lao động. Ông Vũ Công Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa, cho biết: Trên địa bàn tỉnh có khoảng 40 DN hoạt động trong ngành dệt may xuất khẩu, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là ngành nghề khó tìm kiếm được lao động, nhất là dịp đầu năm. Nguyên nhân chính được đưa ra là một số DN thực hiện việc chi trả các chế độ phúc lợi cho người lao động thấp, chậm, ít quan tâm đến đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho người lao động dẫn đến tâm lý chán nản, muốn tìm công việc khác với chế độ đãi ngộ tốt hơn. Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng quá nhiều DN hoạt động trong cùng lĩnh vực ở vị trí gần nhau sẽ tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về nguồn lao động, tiền lương. Điển hình như tại huyện Hoằng Hóa, chỉ trong vòng bán kính khoảng 2 km quanh khu vực thị trấn Bút Sơn, có đến 4 DN dệt may đang hoạt động, thậm chí có trường hợp 2 DN may nằm ngay sát cạnh nhau. Điều này đang dẫn đến sự cạnh tranh lớn về thu hút, tuyển dụng lao động giữa các đơn vị.

Có thể thấy rằng, việc thiếu hụt và khó tuyển dụng lao động là vấn đề xảy ra thường niên ở các DN. Thông thường, khi DN bảo đảm việc thu nhập và thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động thì việc giữ chân họ không khó. Ngược lại, nếu DN trả lương quá thấp không đủ để trang trải cuộc sống thì người lao động buộc phải tìm việc khác. Bên cạnh đó, một số lao động sẵn sàng nghỉ việc tại các nhà máy, xí nghiệp để chọn công việc dịch vụ tự do với thu nhập cao hơn. Do đó, các DN nên đưa ra những chính sách đãi ngộ, phúc lợi phù hợp để bài toán thiếu lao động không còn là nỗi lo thường trực mỗi dịp trước và sau Tết Nguyên đán hàng năm.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]