Doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp tăng năng suất lao động
Công nghệ lạc hậu, quy trình sản xuất chưa tối ưu, đội ngũ lao động vẫn còn thiếu nhiều kỹ năng... Đó là những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động ngành dệt may tỉnh Thanh Hóa vẫn thấp hơn so với nhiều địa phương trong cả nước. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp (DN) dệt may cần tìm ra những giải pháp hiệu quả, để vừa nâng cao năng suất lao động, vừa góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành.
Dây chuyền sản xuất hàng may mặc tại Nhà máy may xuất khẩu Sơn Hà thuộc Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn (Bỉm Sơn).
Là một trong những DN hàng đầu trong ngành dệt may tại tỉnh Thanh Hóa, Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa (đóng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng sản phẩm trong suốt thời gian qua. Một trong những giải pháp quan trọng nhất mà công ty áp dụng là đầu tư vào công nghệ hiện đại, với việc trang bị các máy dệt tự động và máy may công nghiệp tiên tiến. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tỷ lệ lỗi trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn. Việc sử dụng công nghệ tự động hóa cũng phần nào giúp công ty tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất.
Nhận thức rõ rằng con người là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất, công ty còn tổ chức nhiều chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Các khóa đào tạo không chỉ tập trung vào kỹ thuật dệt mà còn bao gồm quản lý sản xuất, an toàn lao động và kỹ năng mềm. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc, mà còn tạo ra một đội ngũ lao động có chuyên môn cao, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường. Ngoài ra, DN cũng chú trọng đến việc cải tiến quy trình sản xuất bằng cách tối ưu hóa quy trình luân chuyển nguyên liệu và sản phẩm, từ đó giảm thiểu thời gian chết trong sản xuất. Việc sắp xếp lại không gian làm việc cũng giúp tăng cường hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất. Trong đó, công ty đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện và tích cực. Các chính sách đãi ngộ hợp lý, cùng với các hoạt động gắn kết nhân viên đã giúp công ty tạo ra một môi trường làm việc đầy động lực. Các buổi giao lưu, teambuilding được công ty tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết và sự gắn bó giữa các công nhân. Nhờ vào những nỗ lực này, Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa đã ghi nhận sự cải thiện rõ rệt trong năng suất lao động. Doanh thu và chất lượng sản phẩm cũng tăng lên, giúp công ty khẳng định vị thế cạnh tranh trong ngành dệt may tại tỉnh Thanh Hóa và trên thị trường cả nước.
Theo ông Trịnh Xuân Lượng, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa, cho biết: Để tối ưu hóa lợi nhuận ngay cả khi doanh thu không tăng, con đường duy nhất của DN là tăng năng suất lao động, giảm khâu trung gian và ký hợp đồng trực tiếp với nhãn hàng. DN có đủ nguồn lực có thể nâng cao năng suất từ 5 - 7% thông qua cải tiến kỹ thuật và đầu tư vào máy móc tự động, cũng như áp dụng công nghệ số để giảm lao động gián tiếp. Khi đã có công nghệ tốt, DN có thể ký hợp đồng trực tiếp với đối tác ở Mỹ, châu Âu mà không cần trung gian. Đối với DN vừa và nhỏ, cần cải tiến quản trị, tổ chức sản xuất, đồng thời khuyến khích ý tưởng nâng cao năng suất. Ngoài ra, việc xây dựng liên kết giữa các DN để chia sẻ thông tin về thị trường cũng rất quan trọng trong bối cảnh đầy biến động như hiện nay.
Là DN chuyên gia công may mặc các sản phẩm quần nữ, áo sơ mi, áo khoác nam, nữ, áo vest nữ, áo phông... Công ty TNHH May xuất khẩu Vạn Lợi, xã Thăng Long (Nông Cống) thời gian qua cũng đã tích cực đầu tư vào công nghệ hiện đại. Bởi DN nhận thấy rằng việc cải tiến dây chuyền sản xuất, sử dụng máy móc tự động hóa có thể giảm thời gian sản xuất cũng như tăng năng suất lao động. DN đã áp dụng máy dệt tự động trong quá trình sản xuất, không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất. Đồng thời, phát động phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động và nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo cán bộ, người lao động. Nhờ đó, từ đầu năm 2024 đến nay, công ty đã xuất khẩu được gần 1 triệu sản phẩm, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước và đảm bảo việc làm cho hơn 700 lao động với mức thu nhập bình quân 8,5 triệu đồng/người/tháng.
Nhờ vào những nỗ lực để năng suất lao động, cả trong sản xuất, quản lý và tiếp thị sản phẩm, nhiều DN dệt may trong tỉnh không chỉ tăng trưởng doanh thu mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Song, không dừng lại ở đó, các DN cần tiếp tục nỗ lực trong việc áp dụng công nghệ hiện đại, đào tạo nhân lực và cải tiến quy trình sản xuất. Bởi chỉ có như vậy, ngành dệt may Thanh Hóa mới có thể phát triển bền vững và khẳng định được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.
Bài và ảnh: Chi Phạm
{name} - {time}
-
2025-01-19 12:59:00
“Sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng hợp tác”
-
2025-01-18 12:56:00
Điện lực khu vực Như Thanh - Như Xuân đảm bảo cấp điện ổn định dịp tết
-
2024-10-18 12:34:00
Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hóa: Tăng tốc “về đích”, tạo đà bứt phá cho Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030
Doanh nghiệp Thanh Hóa với các hoạt động an sinh xã hội
Tâm Bình - Hành trình khẳng định thương hiệu dược phẩm Việt
Phối hợp, hỗ trợ tỉnh Sơn La nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao văn hóa đọc tại doanh nghiệp với thư viện sách điện tử
Bình Định: Sắp gỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với Tổng Giám đốc Bamboo Airways
HTX Dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến được vinh danh là HTX tiêu biểu toàn quốc năm 2024
Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam: Chung một khát vọng
Công ty CP Xây lắp Điện lực Thanh Hóa kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam
Thị xã Nghi Sơn tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân