(Baothanhhoa.vn) - Lợi là con một, lập nghiệp ở thành phố. Anh đưa mẹ già xuống ở cùng để tiện bề chăm sóc. Một người con hiếu thảo, nhưng lại không nhận được sự chia sẻ từ vợ, khiến anh phải đưa mẹ trở lại quê nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Định kiến!

Lợi là con một, lập nghiệp ở thành phố. Anh đưa mẹ già xuống ở cùng để tiện bề chăm sóc. Một người con hiếu thảo, nhưng lại không nhận được sự chia sẻ từ vợ, khiến anh phải đưa mẹ trở lại quê nhà.

Định kiến!

Người đời vốn ác miệng. Ở nông thôn câu chuyện con cái chăm sóc bố mẹ càng trở thành vấn đề gây đàm tiếu. Ngay khi đưa mẹ hồi hương, nhiều người đã bĩu môi nói rằng: Người ta có mười thì tốt, mình có một thì xấu.

Lợi chỉ biết gạt nước mắt, không giải thích gì. Bởi có giải thích thế nào thì người ta cũng không hiểu, và cũng không thay đổi được thực tế đó là anh đang rất bất lực trong việc giải quyết mối quan hệ gia đình.

Anh thuê một người cháu họ chăm sóc mẹ mình, một tuần đi về vài lần. Đó là sự cố gắng lắm rồi bởi quê anh cách thành phố tới gần 40km. Ngoài tiền lương hàng tháng cho cháu họ, anh thỉnh thoảng có quà với hy vọng trách nhiệm sẽ nâng lên.

Nhưng rồi sự việc vẫn không như mong muốn. Đứa cháu họ nghe lời xúc xiểm rằng nhà Lợi ở thành phố có điều kiện lắm, Lợi lại không có lựa chọn khác, nên cứ nằng nặc đưa ra yêu sách đến mức không thể chịu được.

Lợi nói với tôi là muốn đưa mẹ vào trung tâm bảo trợ xã hội để bà được chăm sóc cả về thể chất, cả về y tế một cách tốt nhất, lại còn có bạn già cùng cảnh để chuyện trò hàng ngày. Tôi khuyến khích Lợi vì tôi quan niệm những trung tâm như thế là một tiện ích xã hội, đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay của nhiều gia đình.

Vấn đề còn lại chỉ là ai mạnh dạn vào đó mà thôi.

Lợi nói với tôi rằng, mẹ cậu dứt khoát không đồng ý. Bà nói sống chết gì cũng ở quê, có chòm xóm, họ hàng. Lợi phân tích, thuyết phục thì bà nói thẳng rằng nhiều người can ngăn bà không đi, vì vào đó là vào chỗ bỏ đi. Chỉ những người tàn phế mới phải vào đó. Tôi thốt lên sao lại có những suy nghĩ cực đoan, xấu xa đến thế. Con người không giúp được nhau, thì cũng đừng hành hạ nhau bằng những lời lẽ độc địa, thiếu căn cứ thế chứ. Tôi động viên Lợi vượt lên miệng lưỡi thiên hạ để thuyết phục mẹ. Đó là giải pháp tốt nhất cho cả hai mẹ con cậu.

Rồi Lợi cũng phải đưa ra quyết định. Ngày Lợi đón mẹ vào trung tâm bảo trợ xã hội theo dạng tự nguyện, là một rừng xỉa xói. Có người độc miệng nói rằng Lợi có quan hệ nên nhờ vả đưa mẹ vào đó để nhà nước nuôi bà, Lợi không còn lo trách nhiệm nữa. Họ đâu biết Lợi phải trả tiền chi phí hàng tháng.

Rồi Lợi cũng nguôi ngoai, từ khi mẹ vào trung tâm bảo trợ xã hội, bà khỏe hơn, vui hơn. Hôm tôi vào thăm, bà nói tôi bằng cách nào đó để cho Lợi biết là bà rất thích cuộc sống này, và sẽ ở đây đến cuối đời. Bà không muốn nói trực tiếp với Lợi vì bà từng phản đối vào đây, mẹ con cũng ý tứ.

Ở đây, tôi gặp nhiều người già như mẹ Lợi, họ đều sống vui, sống khỏe. Nhưng nỗi buồn lớn nhất của họ chính là định kiến xã hội, khi nhiều người cho rằng cùng đường mới phải vào những nơi như thế này. Thực tế là đâu có câu chuyện ấy. Những người trong cuộc và cả những người quan sát như tôi đều nhận rõ điều đó.

Thứ định kiến ấy đang làm cản trở sự phát triển của xã hội, ngăn cản chính sách xã hội phát huy tác dụng.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]