Để tiềm năng trở thành lợi thế
Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa cùng Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến du lịch vừa phối hợp với các chuyên gia du lịch cộng đồng khảo sát một số điểm đến trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.
(Ảnh minh họa)
Qua khảo sát, các chuyên gia du lịch cộng đồng đánh giá cao tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng ven biển khi ở đây đang sở hữu hàng trăm bè, mảng. Đồng thời, cam kết sẽ hỗ trợ huyện Hoằng Hóa xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ven biển; nghiên cứu phát triển bè mảng phù hợp với hoạt động du lịch, tạo ra trải nghiệm mới lạ cho du khách. Đây cũng là mong muốn của chính quyền địa phương nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch có lợi thế để thu hút khách.
Không chỉ riêng Hoằng Hóa, với chiều dài hơn 100km bờ biển, Thanh Hóa có rất nhiều làng chài sử dụng bè, mảng để đánh bắt thủy sản ven bờ. Những năm gần đây khi xu hướng du lịch dần dịch chuyển sang loại hình khám phá, trải nghiệm, thì những làng chài này đang nổi lên như điểm đến yêu thích của du khách thuộc phân khúc bình dân và trên bình dân. Đặc biệt, những chiếc bè, mảng là phương tiện đánh bắt của ngư dân sau khi về bến đã trở thành nơi để khách du lịch chụp ảnh, vào vai những ngư dân. Một số du khách còn đề nghị được ngồi trên bè, mảng để khám phá vùng nước ven bờ.
Nhiều bức ảnh du khách chụp cùng bè, mảng đã được đưa lên mạng xã hội như cách chia sẻ thu hút sự quan tâm của nhiều người với loại hình du lịch này.
Dù đang đem lại những trải nghiệm mới mẻ và thu hút được một lượng nhất định du khách, nhưng bởi tư duy “ngắn hạn” trong lề lối kinh doanh, nhất là chưa được tiếp cận cách làm du lịch cộng đồng một cách bài bản, nên sự tự phát của ngư dân ở một số làng chài đã biến thành sự tự tiện.
Đó là tự tiện ép giá, tự tiện thay đổi những việc đã thống nhất với khách. Lo lắng hơn, đó là một số ngư dân tự tiện tổ chức hoạt động có tính mạo hiểm trên biển khi khách có nhu cầu mà không quan tâm nhiều đến sự an toàn của khách.
Tổ chức hoạt động du lịch gắn với bè, mảng và dịch vụ ẩm thực, trải nghiệm ở các làng chài ven biển trở thành một hoạt động du lịch cộng đồng mang tính bài bản, chính quy, nhằm biến một tiềm năng trở thành lợi thế thu hút khách du lịch là cần thiết. Vì vậy, mỗi người dân tham gia vào quy trình làm du lịch cộng đồng phải tự thay đổi, từ bỏ sự manh mún, tự phát theo kiểu mạnh ai nấy làm, để cùng tạo ra một cộng đồng đủ sức hấp dẫn du khách cả về chất lượng sản phẩm cũng như cung cách phục vụ. Đó chính là “chìa khóa” đã được nhiều người dân dùng để mở ra lợi thế ở không ít khu du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong nước. Nhược bằng không, Nhà nước có đầu tư đến mấy cũng không thể thay thế được.
Lam Vũ
{name} - {time}
-
3:43 sáng Thứ 2
Điểm danh những khách sạn trung tâm Hà Nội được yêu thích nhất trên Traveloka
-
10:49 sáng Chủ nhật
Khai trương khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái có mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng tại huyện Thọ Xuân
-
22:39 15/04/2021
Tăng cường kết nối du lịch Quảng Ninh - Thanh Hoá
Khẩn trương triển khai các nhiệm vụ tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2021
Thành lập Chi hội đầu bếp chuyên nghiệp Thanh Hoá
Thị xã Nghi Sơn hoàn thành việc giải phóng hàng quán khu vực ven biển và đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường C-C3
Hợp tác công - tư: Tạo lực đẩy cho tăng trưởng du lịch
Kích cầu du lịch: Cần cơ chế và hành động mạnh mẽ
Sẵn sàng mọi điều kiện để tổ chức thành công Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2021
Tưng bừng chào đón Lễ hội kích cầu du lịch Hà Nội 2021, Vietjet tung gói kích cầu du lịch nội địa siêu hấp dẫn
Phát triển du lịch TP Thanh Hoá cần đúng hướng và có chiều sâu
Trở lại mạnh mẽ, thuyết phục hơn
Địa phương
Thời tiết
- 18°C - 25°CCó mây, không mưa
- 18°C - 24°CNhiều mây, không mưa
- Kết quả XSMN