(Baothanhhoa.vn) - Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Thực hiện hiệu quả công tác này sẽ góp phần giữ vững kỷ luật, kỷ cương, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của Nhân dân, thúc đẩy kinh tế phát triển, xã hội ổn định.

Để ngăn chặn vi phạm từ sớm, từ xa

Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Thực hiện hiệu quả công tác này sẽ góp phần giữ vững kỷ luật, kỷ cương, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của Nhân dân, thúc đẩy kinh tế phát triển, xã hội ổn định.

Để ngăn chặn vi phạm từ sớm, từ xa

Ngày 17-5-2010, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Kết luận số 72-KL/TW về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020, qua đó góp phần nâng cao thêm một bước nhận thức của cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát. Qua hơn 10 năm thực hiện chiến lược quan trọng này cho thấy, việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ở một số nơi vẫn chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt; có nhiệm vụ, giải pháp chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa toàn diện, đồng bộ, hiệu quả thấp. Một số ban cán sự đảng, đảng đoàn, tổ chức đảng ở cơ sở chưa thực sự quan tâm lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Đáng nói, có tổ chức đảng trong cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập chưa coi trọng đúng mức công tác kiểm tra, giám sát, chất lượng còn nhiều hạn chế.

Nhằm tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, ngày 18-4-2022, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 34-KL/TW về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030, trong đó dự báo một trong những nguy cơ trong thời gian tới đó là tình trạng tham nhũng, vi phạm pháp luật, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ sẽ còn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là có sự cấu kết, bao che, tiếp tay của một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, rất tinh vi, phức tạp, nghiêm trọng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành... Kết luận đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trong đó đặc biệt tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đối với công tác kiểm tra, giám sát. Theo đó, cấp ủy các cấp sẽ phải ban hành đầy đủ, kịp thời các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật. Nhất là phải đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện; dùng giám sát để nâng cao tính chủ động nhằm kịp thời nhắc nhở, cảnh báo, phòng ngừa.

Tại hội nghị học tập, nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận, hướng dẫn, quy định, kế hoạch của Trung ương và Tỉnh ủy diễn ra ngày 9-5-2022, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên đã yêu cầu ban thường vụ các huyện ủy, thành ủy, thị ủy và đảng bộ trực thuộc bên cạnh quán triệt, triển khai, thực hiện các nội dung văn bản đến tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở địa phương, đơn vị, phải xây dựng kế hoạch để thực hiện và cụ thể hóa triển khai nghị quyết trên địa bàn. Đồng chí lưu ý công tác kiểm tra, giám sát theo Kết luận số 34-KL/TW của Bộ Chính trị phải được thực hiện theo phương châm “giám sát phải mở rộng” trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa bàn. Trong đó, chú trọng những nơi có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, những nơi dư luận đang quan tâm để kịp thời nhắc nhở, cảnh báo, ngăn chặn những vi phạm từ sớm, từ xa. Việc kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào kiểm tra lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, nhất là tăng cường kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người đứng đầu.

Thực hiện Kết luận số 34-KL/TW của Bộ Chính trị cũng như yêu cầu mà đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ ra, đòi hỏi cấp ủy các cấp trong tỉnh phải chủ động kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, nhất là kiểm tra dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội; xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời, triệt để, đồng bộ các tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, không nể nang, né tránh... Đặc biệt, cấp ủy, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cấp ủy viên và cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý phải thường xuyên tự kiểm tra, kịp thời phát hiện những hạn chế, khuyết điểm để chủ động khắc phục, chấn chỉnh không để dẫn đến vi phạm. Có như vậy công tác kiểm tra, giám sát mới đi vào chiều sâu, thực chất, phòng ngừa, phát hiện được các vi phạm để ngăn chặn từ sớm, từ xa.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]