Dấu ấn chuyển đổi số ở Như Thanh
Xác định trong việc chuyển đổi số (CĐS), người dân là trung tâm, chủ thể và công nghệ là động lực, thời gian qua huyện Như Thanh đã chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt về nhiệm vụ CĐS. Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động của các cấp, các ngành và sự tham gia của toàn dân, đến nay công tác CĐS trên địa bàn huyện Như Thanh có những chuyển biến tích cực và được đánh giá là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về công tác CĐS.
Công an thị trấn Bến Sung hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động.
Huyện Như Thanh đã tập trung phát triển hạ tầng số đi trước một bước để đảm bảo sẵn sàng và tạo động lực phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện từng bước phát triển, các phòng, ban, ngành của huyện, UBND các xã, thị trấn đều được kết nối hệ thống mạng Internet băng thông rộng, UBND huyện đã triển khai lắp đặt 2 hệ thống mạng LAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng, được nâng cấp, bảo trì thường xuyên, đảm bảo việc truy cập Internet luôn được thông suốt.
Đến nay, huyện đã có 17 điểm cầu hội nghị truyền hình trực tuyến, trong đó có 14 điểm cấp xã, thị trấn; 100% lãnh đạo cấp ủy từ cấp xã, thị trấn đến cấp huyện, 100% lãnh đạo cấp phòng trở lên được cấp và sử dụng chữ ký số trong chỉ đạo, điều hành; 100% các đơn vị đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; tại bộ phận một cửa, toàn bộ thông tin, hồ sơ công việc của công dân được tiếp nhận, lưu trữ trên môi trường điện tử và chuyển liên thông qua hệ thống phần mềm quản lý để giải quyết. Các thủ tục hành chính được niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử huyện và UBND cấp xã, thị trấn; tỷ lệ văn bản ký số điện tử đạt trên 99%. Trong năm 2023, toàn huyện đã tổ chức 182 phiên họp trên hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến và 182 phiên họp không giấy tờ. Cùng với đó, 14 trang thông tin điện tử của xã và 1 trang thông tin điện tử của huyện, các ứng dụng trên điện thoại thông minh thường xuyên cập nhật thông tin, từ đó giúp tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và tương tác giữa chính quyền và người dân; tiếp tục thực hiện hiệu quả kênh giao tiếp với người dân qua hệ thống zalo OA.
Đến nay, việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến mức độ 3 và 4 ở cấp huyện đều đạt tỷ lệ 100%, cấp xã đạt trên 95%, vượt chỉ tiêu tỉnh giao. Hầu hết các thôn bản, tại các địa điểm phức tạp về an ninh đều gắn camera để giám sát, hỗ trợ bảo đảm an ninh trật tự. 159/159 thôn, bản, khu phố lắp đặt wifi miễn phí tại các nhà văn hóa phục vụ người dân truy cập Internet. Đến thời điểm này, huyện Như Thanh đã có 4 xã hoàn thành CĐS. Hiện có thêm 6 xã đang hoàn thiện hồ sơ để công nhận hoàn thành CĐS trong năm 2023. Huyện Như Thanh cũng đang phối hợp với VNPT Thanh Hóa triển khai thí điểm trung tâm điều hành thông minh IOC của huyện; triển khai phần mềm theo dõi nhiệm vụ đối với các phòng, ban, đơn vị cấp huyện và UBND các xã, thị trấn... Như Thanh cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh thực hiện khảo sát tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh, tài khoản ngân hàng.
Trong thời gian tới, huyện Như Thanh tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để CĐS, phấn đấu đến năm 2024 có 100% xã, thị trấn trên địa bàn hoàn thành CĐS theo bộ tiêu chí đánh giá CĐS tỉnh Thanh Hóa.
Bài và ảnh: Khắc Công
{name} - {time}
-
2024-11-21 08:54:00
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách thuận lợi cho người bệnh BHYT
-
2024-11-21 06:10:00
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
-
2023-12-20 12:28:00
Đẩy mạnh cài đặt chữ ký số cho người dân
Khẳng định vai trò dẫn dắt chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh
Dấu ấn ở Quảng Thắng
Thúc đẩy chuyển đổi số để trở thành đô thị thông minh
Đoàn thanh niên tham gia chuyển đổi số
Yên Định: Nhiều mô hình chuyển đổi số đi vào thực tiễn
Ngành hải quan nỗ lực chuyển đổi số
Ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động quản lý khám, chữa bệnh
Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả giảm nghèo về thông tin ở Như Xuân
Công đoàn TP Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số