Đảm bảo an toàn bến khách ngang sông mùa mưa bão
Thanh Hóa hiện có 45 bến khách ngang sông và 44 phương tiện đò ngang. Trong đó, chỉ 24 bến và 27 phương tiện đò ngang đảm bảo các điều kiện đang hoạt động chở khách ngang sông. Để bảo đảm an toàn hoạt động chở khách ngang sông, các cấp, ngành, lực lượng chức năng và chủ đò đang tích cực triển khai, thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) trong mùa mưa bão.
Lực lượng công an, biên phòng tỉnh tuyên truyền, cấp phát áo phao cho chủ bến phà Hoằng Yến (Hoằng Hóa) chở khách qua sông Lạch Trường. Ảnh: Lê Hợi
Đò Phùng, xã Hoằng Phượng (Hoằng Hóa) nối xã Thiệu Thịnh (Thiệu Hóa) mỗi ngày có hàng chục lượt khách qua sông. Chủ đò Nguyễn Đình Long cho biết: Gia đình ông nhiều đời làm nghề chở khách ngang sông tại bến đò này. Ông là người kế tiếp nghề từ bố. Hơn 10 năm làm nghề lái đò, ông hiểu làm nghề này không thể lơ là, chủ quan, vì chỉ sơ sẩy là liên quan đến tính mạng nhiều người. Do nhận thức được tầm quan trọng của ATGT đường thủy nên phương tiện của gia đình lúc nào cũng bảo đảm các điều kiện như đò được đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển có chứng chỉ.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động ông Long còn thường xuyên nhắc nhở hành khách khi lên đò đứng như thế nào cho an toàn và phải mặc áo phao. Đặc biệt, khi có mưa bão, gia đình dừng mọi hoạt động để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và khách qua đò. Nhờ đó, nhiều năm nay bến đò không xảy ra sự cố hay tai nạn giao thông.
Người đi đò Phùng chấp hành quy định khi đi đò mặc áo phao.
Ngoài đò Phùng, trên địa bàn huyện Hoằng Hóa còn 4 đò ngang và 1 bến phà gồm: Đò Vàng (Hoằng Xuân), đò Cống mới (Hoằng Châu), đò Giàng (Hoằng Giang), đò Cồn Đình (Hoằng Trường) và phà Hoằng Yến. Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Hoằng Hóa Trương Văn Tùng, cho biết: Trong số các bến khách ngang sông hiện có 2 bến đang tạm dừng hoạt động đó là đò Cống Mới, xã Hoằng Châu (do chưa đủ điều kiện hoạt động) và phà Hoằng Yến (do đang gia hạn hoạt động). Các đò còn lại đang tham gia chở khách ngang sông. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động chở khách ngang sông trong mùa mưa bão năm 2024, huyện đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản liên quan đến chủ đò và khách ngang sông, giúp các đối tượng liên quan nắm bắt, chấp hành nghiêm túc khi tham gia giao thông đường thủy nội địa. Đồng thời, yêu cầu các chủ bến đò thường xuyên sửa chữa, tu bổ phương tiện đảm bảo an toàn kỹ thuật khi vận chuyển hành khách.
Bên cạnh đó, khi tham gia giao thông đường thủy, chủ đò và người đi đò phải thực hiện nghiêm quy định về trang bị và sử dụng áo phao, dụng cụ nổi nhằm hạn chế thấp nhất tổn thất có thể xảy ra. Đặc biệt, khi có mưa bão, chủ đò tuyệt đối không xuất bến đảm bảo an toàn cho khách. Cùng với đó, huyện sẽ tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý kịp thời đối với những chủ đò không đảm bảo các quy định của pháp luật trong hoạt động vận chuyển khách ngang sông.
Thông tin từ Đội Cảnh sát đường thủy (Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết, trong số 45 bến khách ngang sông và 44 phương tiện đò ngang trên địa bàn tỉnh có 24 bến và 27 phương tiện đò ngang đảm bảo các điều kiện theo quy định và hiện đang tham gia chở khách ngang sông.
Đội trưởng Đội Cảnh sát đường thủy Hoàng Ngọc Tám, cho biết: Phòng đã chủ động tham mưu cho Giám đốc Công an và Ban ATGT tỉnh tăng cường chỉ đạo ban ATGT cấp huyện và lực lượng công an huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các chủ phương tiện, doanh nghiệp hoạt động trên tuyến đường thủy nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường thủy nội địa. Bên cạnh đó, Đội Cảnh sát đường thủy sẽ thường xuyên kiểm tra, rà soát điều kiện hoạt động của các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông trên địa bàn quản lý, nhất là việc chấp hành các quy định về đảm bảo thiết bị cứu sinh và chở đúng số người theo quy định... Hiện nay, Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh đã mở 4 lớp tập huấn lái xuồng cho cán bộ, chiến sĩ công an. Trong đó có 2 lớp nâng cao cho những người đã có chứng chỉ và 2 lớp mở mới, giúp cho công tác cứu hộ, cứu nạn được chủ động hơn, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra lụt, bão.
Bài và ảnh: Minh Lý
{name} - {time}
-
2024-12-13 09:22:00
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ngọc Lặc nâng cao chất lượng dạy nghề và học văn hóa
-
2024-12-13 08:46:00
Tân Châu phát huy tiềm năng, lợi thế xây dựng xã NTM nâng cao
-
2024-05-11 11:17:00
LĐLĐ huyện Bá Thước phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” và “Tháng Công nhân” năm 2024
Hội thao công nhân, viên chức, lao động huyện Quan Hóa
Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam tổ chức Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi năm 2024
[Góc nhìn]: Làm gì với mùa hè?
Điểm tựa tin cậy của người lao động huyện Nông Cống
Nguy cơ mất an toàn lao động tại các làng nghề
Công đoàn Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đẩy mạnh các phong trào thi đua
Gen Z “săn lùng” mua báo Nhân Dân số đặc biệt
Nơi “cổng trời” nở hoa
Yêu cầu các trung tâm đăng kiểm triển khai thanh toán không dùng tiền mặt