(Baothanhhoa.vn) - Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 04, ngày 1-8-2003 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc trên địa bàn huyện Như Thanh đã tạo được sự lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội, góp phần củng cố và phát huy sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc ngày càng vững chắc.

Củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Như Thanh

Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 04, ngày 1-8-2003 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc trên địa bàn huyện Như Thanh đã tạo được sự lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội, góp phần củng cố và phát huy sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc ngày càng vững chắc.

Củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Như ThanhBóng chuyền hơi thu hút đông đảo người dân xã Yên Thọ (Như Thanh) tham gia.

Quán triệt Nghị quyết số 04, cấp ủy các cấp trong huyện đã ban hành nhiều văn bản, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao để tất cả các xã, thị trấn tổ chức thực hiện có hiệu quả Ngày hội ĐĐK ở các khu dân cư trong toàn huyện với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Hằng năm, lãnh đạo cấp huyện, cấp xã đã về dự, trao quà, chung vui Ngày hội ĐĐK tại tất cả các khu dân cư, tạo không khí đoàn kết, vui tươi, phấn khởi trong cộng đồng dân cư. Ông Lê Văn Quang, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Như Thanh, cho biết: Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền cùng với MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã tổ chức Ngày hội ĐĐK đảm bảo tính chủ động, bài bản, chu đáo, linh hoạt và sáng tạo. Với những nội dung thiết thực, Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, qua đó động viên, quy tụ toàn dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước; vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân, gắn kết cộng đồng, phát huy tinh thần dân chủ, vai trò tự quản trong Nhân dân, củng cố và mở rộng ĐĐK toàn dân tộc ở từng địa phương trong toàn huyện.

Trong 20 năm thực hiện Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc, trên địa bàn huyện Như Thanh đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường các hoạt động hướng về cơ sở. Qua đó thể hiện trách nhiệm, vai trò là cầu nối mật thiết của tổ chức đảng, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp với Nhân dân. Nhiều địa phương đã có sự sáng tạo trong lựa chọn chủ đề của ngày hội đảm bảo theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhu cầu đời sống của Nhân dân. Tại ngày hội ĐĐK, các địa phương đã tổ chức lồng ghép các hoạt động như: hội diễn văn hóa, văn nghệ, chơi trò chơi dân gian, thi cắm hoa, ẩm thực, thể dục thể thao. Thông qua các hoạt động này giúp cộng đồng dân cư thêm gắn kết, tình làng nghĩa xóm thêm bền chặt; tiêu biểu như tại các khu dân cư: thôn Thanh Trung, xã Thanh Kỳ; thôn Đồng Lườn, xã Xuân Thái; thôn Xuân Mới, xã Yên Thọ; thôn Mó 1, xã Cán Khê; thôn Rọc Răm, xã Xuân Phúc...

Từ khi thực hiện Nghị quyết số 04, toàn huyện đã có hơn 3.570 “Bữa cơm Đại đoàn kết” được tổ chức tại các thôn, khu phố. Cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp đã trao biển hỗ trợ làm 78 nhà ĐĐK cho hộ nghèo; tặng 2.560 suất quà tại khu dân cư và hơn 17.000 hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng, gia đình hộ nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền gần 9 tỷ đồng. Đồng thời thông qua tổ chức Ngày hội ĐĐK cũng huy động được sức mạnh của Nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy các nét văn hóa đặc sắc các dân tộc tại địa phương, như tổ chức lễ hội Cơm mới của dân tộc Mường tại thôn Bái Đa, xã Phượng Nghi; lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy của đồng bào dân tộc Thái, xã Xuân Phúc; lễ hội Sết Boọc Mạy tết cây bông của bà con thôn Mó 1, xã Cán Khê...

Việc tổ chức Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc ở từng khu dân cư là nét đẹp, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của mỗi địa phương; trở thành đợt sinh hoạt chính trị - xã hội sâu rộng trên địa bàn toàn huyện. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, MTTQ và các tổ chức thành viên đã chủ trì phát động hàng trăm mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư, từ đó đã khơi dậy sức mạnh nội lực to lớn trong Nhân dân, được đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia. Nổi bật như các mô hình: “Khu dân cư tự quản về an ninh trật tự”, “Khu dân cư tự quản bảo đảm vệ sinh môi trường”, “Khu dân cư đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”, “Khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”, “Khu dân cư giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”. Đặc biệt mô hình “Giảm nghèo bền vững” được MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội huyện thảo luận, thống nhất lựa chọn đăng ký, triển khai thực hiện đã giúp thêm nhiều đoàn viên, hội viên, hộ gia đình thoát nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn dưới 6,8%, hộ cận nghèo là 6,5%.

Đến nay, toàn huyện có 9 xã đạt chuẩn NTM, 17 thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu; các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững được thực hiện đầy đủ, kịp thời... Đóng góp vào kết quả trên là sự cố gắng, nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của Nhân dân và hiệu quả từ các phong trào thi đua được phát huy hằng năm qua Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc.

Bài và ảnh: Thu Thủy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]