(Baothanhhoa.vn) - Ngày 1-7-2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Dù chỉ là giải pháp mang tính ngắn hạn, trước mắt, hỗ trợ tạm thời trong lúc hoạn nạn, nhưng đó là “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, để đồng lòng vượt qua “sóng giữ”.

Một miếng khi đói...

Ngày 1-7-2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Dù chỉ là giải pháp mang tính ngắn hạn, trước mắt, hỗ trợ tạm thời trong lúc hoạn nạn, nhưng đó là “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, để đồng lòng vượt qua “sóng giữ”.

Một miếng khi đói...

Ảnh minh họa.

“Bóng ma” COVID-19 đã và đang gieo rắc nỗi kinh hoàng trên khắp thế giới với hàng triệu người chết, nhiều quốc gia trở nên kiệt quệ. Ở trong nước, đợt tái bùng phát dịch lần thứ 4 này hết sức nghiêm trọng, diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng xấu đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. “Sức khỏe” doanh nghiệp vì thế đang suy kiệt, người lao động gặp khó, kéo theo nhiều tác động tiêu cực đến các đối tượng khác trong xã hội.

Đã có 12 chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành theo Nghị quyết số 68/NQ-CP với nguyên tắc kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi. Sẽ có rất nhiều đối tượng được hưởng chính sách, trong đó có lao động bị nghỉ việc không lương; lao động bị chấm dứt hợp đồng; người phải điều trị COVID-19; người cách ly tập trung; đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ phải dừng hoạt động; hướng dẫn viên du lịch; hộ kinh doanh. Kể cả trẻ em phải điều trị COVID-19, hoặc cách ly; phụ nữ mang thai; người lao động tự do...

Còn người sử dụng lao động được hỗ trợ theo nhiều hình thức để phục hồi sản xuất, kinh doanh, trong đó có cả việc được vay vốn ngân hàng với lãi suất 0%.

Người lao động, người sử dụng lao động vốn dĩ là lực lượng chính, trực tiếp sản xuất ra của cải cho gia đình và xã hội. Khi “bóng ma” COVID-19 bủa vây, sản xuất ngưng trệ cũng đồng nghĩa với các nguồn lực phát triển bị ngưng trệ, gián đoạn, giảm sút. Do vậy, 12 chính sách không chỉ giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt, mà còn kích thích sản xuất, làm ra của cải xã hội, để đất nước có thêm “sức khỏe” để vượt qua đại dịch.

Nói thế để biết, đó là một quyết sách đúng đắn, kịp thời, đáp ứng mong mỏi của hàng trăm nghìn người bị thiệt hại do dịch bệnh. Và thêm một lần nữa, nó khẳng định sự vào cuộc kịp thời của cả bộ máy, thắp sáng thêm niềm tin của Nhân dân cả nước vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước ta.

Đây không phải là lần đầu tiên Chính phủ thực hiện việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19. Ngay trong “năm COVID thứ nhất”, Chính phủ đã có Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 9-4-2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân, cùng nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

So với các lần trước, chính sách hỗ trợ lần này đã được mở rộng đối tượng và kéo dài thời gian áp dụng. Và phía sau mỗi chính sách ấy là hàng chục nghìn tỷ đồng được dành dụm, chắt chiu trong quốc khố.

Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn khó khăn, eo hẹp, chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã là một sự nhân văn, không để ai bị bỏ lại phía sau, thể hiện sâu sắc bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Những chính sách hỗ trợ đã không chỉ dừng lại ở sự động viên của Chính phủ, mà lớn hơn, nó là sự sẻ chia với người dân và chủ doanh nghiệp đang chới với giữa cơn lũ giữ COVID-19.

Và “một miếng khi đói” ấy sẽ là động lực lớn để người dân và doang nghiệp tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ tạo nên cú đấm thép ngăn dịch COVID-19.

Đồng Thành


Đồng Thành

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]