(Baothanhhoa.vn) - Vắc-xin được xác định là “vũ khí” chiến lược, “lá chắn thép” bảo vệ tính mạng con người trước sự tấn công của SARS-CoV-2. Đến nay, dù dịch COVID-19 đã được kiểm soát, nhưng không phải vì thế mà người dân lơ là. Nhiều người đang tỏ ra chủ quan, cho rằng vi-rút đã yếu nên không cần phải tiêm thêm mũi vắc-xin nhắc lại và mũi tăng cường nữa, dẫn đến tiến độ tiêm chủng ở nhiều địa phương bị chậm. Một số nơi còn từ chối nhận hoặc đề nghị trả lại vắc-xin đã được phân bổ trước đó như báo chí thông tin.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Không rời “lá chắn thép”

Vắc-xin được xác định là “vũ khí” chiến lược, “lá chắn thép” bảo vệ tính mạng con người trước sự tấn công của SARS-CoV-2. Đến nay, dù dịch COVID-19 đã được kiểm soát, nhưng không phải vì thế mà người dân lơ là. Nhiều người đang tỏ ra chủ quan, cho rằng vi-rút đã yếu nên không cần phải tiêm thêm mũi vắc-xin nhắc lại và mũi tăng cường nữa, dẫn đến tiến độ tiêm chủng ở nhiều địa phương bị chậm. Một số nơi còn từ chối nhận hoặc đề nghị trả lại vắc-xin đã được phân bổ trước đó như báo chí thông tin.

Không rời “lá chắn thép”

Theo báo cáo của Bộ Y tế tại cuộc họp của Chính phủ với các địa phương về công tác y tế và phòng, chống dịch ngày 20-6, hiện biến thể Omicron với biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia, đang có nguy cơ xâm nhập vào nước ta, có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian tới.

Đây là điều rất đáng lo lắng, vì dịch bệnh bất thường và khó lường. Dù số ca mắc COVID-19 đã giảm sâu, những ngày gần đây chỉ còn khoảng 700 ca/ngày, nhưng chưa có cơ sở để khẳng định dịch bệnh đã bước vào giai đoạn cuối, vi-rút đã suy yếu. Một khi còn mầm bệnh là còn mầm lo. Cùng với COVID-19, hiện nay đã xuất hiện nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác đe dọa đến sự an toàn của con người. Mọi sự chủ quan đều dẫn đến việc dịch chồng dịch, bệnh dịch cùng “dắt tay nhau” tấn công cơ thể con người.

Đi qua những ngày cao điểm dịch bệnh gần như ai cũng nhận ra rằng vắc-xin chính là “vũ khí” quan trọng nhất, tấm “lá chắn thép” ngăn đà tấn công, hủy hoại của vi-rút trong cơ thể con người. Vì vậy, cả trước mắt và lâu dài, nền tảng xuyên suốt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 vẫn phải là vắc-xin.

Ngày 17-6-2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Công điện số 10-CĐ/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Công điện nêu rõ, thời gian qua các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã tập trung tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, với số người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ mũi đạt tỷ lệ 99,3%; số trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm đủ mũi đạt tỷ lệ 100%. Tuy nhiên, công tác tiêm chủng trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; đặc biệt, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi nhắc lại lần 2 mới đạt 6,2%; tỷ lệ trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm mũi 1 mới đạt 51,6% và mũi 2 mới đạt 15,3%; trong khi toàn tỉnh hiện còn 241.224 liều vắc-xin đã được Bộ Y tế phân bổ, cần phải tiêm xong trước ngày 30-6-2022. Thông qua công điện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao chỉ tiêu tiêm chủng cho từng địa phương, đơn vị; các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện tiêm chủng đầy đủ; yêu cầu lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các địa phương, đơn vị phải gương mẫu, đi đầu trong thực hiện tiêm chủng...

Phát biểu tại cuộc họp của Chính phủ với các địa phương về công tác y tế và phòng, chống dịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo phải có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp không tham gia tiêm vắc-xin theo yêu cầu.

Dịch bệnh khó lường, mọi sự chủ quan đều phải trả giá, chỉ có sự hợp tác, vào cuộc tích cực của mỗi địa phương, đơn vị, từng cán bộ, người dân, mới mang đến hiệu quả lâu dài, bền vững cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong đó việc cần nhất lúc này chính là không được rời “lá chắn thép” vắc-xin phòng bệnh.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]