Công tác tuyên truyền góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại huyện Lang Chánh
Trạm Kiểm lâm Trí Nang (thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh) có 3 cán bộ, kiểm lâm viên (KLV) được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 16.500ha rừng trên địa bàn các xã: Giao An, Giao Thiện, Trí Nang. Nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng và tập quán canh tác nông nghiệp trên đất dốc của người dân bản địa là nguyên nhân cơ bản đe dọa đến an ninh rừng.
Cán bộ, kiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh và chính quyền địa phương kiểm tra rừng tại xã Giao An.
Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QL, BV&PTR), trạm đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện nhiều giải pháp, trọng tâm là công tác tuyên truyền Luật Lâm nghiệp; trồng, chăm sóc, phát triển kinh tế trang trại rừng và BVR cho người dân...
Với việc triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền mà trên địa bàn trạm quản lý có nhiều gia đình tham gia BV&PTR gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp hiệu quả. Điển hình như hộ ông Hà Văn Tiếp - một chủ rừng tại thôn Năng Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh), đã được các cơ quan chức năng giao đất, giao rừng với tổng diện tích 75ha từ năm 1999. Đến nay, gia đình ông đã trồng được 30ha rừng keo, luồng trên diện tích đất trống; chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ hơn 45ha rừng phòng hộ.
Theo công bố hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp huyện Lang Chánh đến tháng 11/2024, toàn huyện có 50.942,55ha rừng, độ che phủ rừng trên địa bàn đạt 82,2%. Nhằm đem lại hiệu quả rõ nét, giúp người dân nhận thức được hiệu quả của việc BV&PTR, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), thời gian qua, Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh đã chỉ đạo KLV địa bàn bám sát định hướng chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt là các văn bản chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, Chi cục Kiểm lâm tỉnh có liên quan đến BV&PTR để chuyển tải đến từng thôn, bản, tuyên truyền cho Nhân dân biết được tác dụng, giá trị đa mục đích của rừng đem lại, cũng như các chính sách đầu tư của nhà nước cho công tác BV&PTR. Nhiều cách làm hay, trực quan, sinh động đã đem lại hiệu quả rõ nét, khuyến khích người dân chủ động, tích cực trồng rừng, giữ rừng hiệu quả. Các xã trên địa bàn đã tăng cường thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; triển khai nhiều giải pháp BVR, PCCCR, quản lý lâm sản.
Đồng chí Lữ Đức Chung, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lang Chánh, cho biết: Nhận thức tài nguyên rừng có giá trị lớn về môi sinh, môi trường, không chỉ góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh - quốc phòng mà còn góp phần thiết thực tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho Nhân dân địa phương, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lang Chánh và các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, cùng với chính quyền các xã, thị trấn và chủ rừng, hạt kiểm lâm huyện đã chung sức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp BV&PTR, trong đó thu hút người dân bảo vệ rừng là giải pháp cốt lõi. Kết quả nổi bật là kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn ngày càng phát triển. An ninh rừng ổn định theo hướng bền vững, các hành vi, vi phạm quy định Luật Lâm nghiệp sớm được kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời. Nhận thức của người dân về công tác lâm nghiệp cũng như thu nhập từ sản xuất nghề rừng được nâng lên.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo và thống nhất giao cho UBND huyện phê duyệt và triển khai thực hiện đề án “Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm trên địa bàn huyện Lang Chánh, giai đoạn 2021-2025”. Lấy phát triển kinh tế lâm nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương, tiếp tục thay đổi cây giống, cách làm để nâng cao hiệu quả, giá trị kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp. Thông qua phát triển rừng trồng sản xuất, trong đó chú trọng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn, thâm canh, phục tráng rừng luồng; chuyển đổi diện tích trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn thông qua biện pháp chuyển hóa hoặc trồng mới các loài cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Phát triển rừng trồng sản xuất theo hướng bền vững, đáp ứng các điều kiện để được Tổ chức Quản lý rừng bền vững Quốc tế cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp của huyện. Quản lý, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và phát huy tốt chức năng bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng hệ thống giao thông nội vùng nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển trong sản xuất lâm nghiệp. Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến các sản phẩm từ lâm nghiệp; từng bước hình thành phát triển nghề rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Thông qua công tác tuyên truyền, lực lượng kiểm lâm, các cơ quan chức năng đã chuyển tải được các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác BV&PTR đến đông đảo người dân huyện Lang Chánh. Đồng thời nắm bắt, xử lý, giải quyết kịp thời các tình huống, các vụ vi phạm phát sinh trong lĩnh vực QL, BV&PTR. Số vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ, an ninh rừng trên địa bàn huyện được giữ vững và ngày càng ổn định.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh Nguyễn Ngọc Thảo, chia sẻ: Từ đầu năm 2024 đến nay, hạt kiểm lâm đã phối hợp với các phòng ban chuyên môn của huyện, lực lượng chức năng, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân thực hiện có hiệu quả công tác BV&PTR thông qua nhiều hình thức trực quan, sinh động như: Tổ chức hội nghị thôn, bản; tuyên truyền lưu động; tổ chức trại hè; tuyên truyền trồng rừng gỗ lớn; tổ chức cuộc thi tìm hiểu phát luật BVR; tổ chức diễn tập chữa cháy rừng. Phối hợp với Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh tổ chức hướng dẫn cách thức tuần tra BVR và phát hiện những hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp và báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng để xử lý từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng tại cộng đồng xã Trí Nang. Cụ thể năm 2024, hạt kiểm lâm đã chỉ đạo KLV địa bàn tổ chức được 43 hội nghị tuyên truyền tại các thôn với 4.424 lượt người tham gia. Phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh các xã, thôn được 273 lần. Phối hợp với các đơn vị và các xã, thị trấn tổ chức diễn đàn “Kiểm lâm lắng nghe ý kiến của Nhân dân”, hội nghị truyền thông, đối thoại về Luật Lâm nghiệp... được 31 cuộc với 3.287 người tham gia. Phối hợp với các trường học trên địa bàn, Đoàn Thanh niên huyện Lang Chánh tổ chức 2 hội nghị tuyên truyền BVR và PCCCR cho 1.525 học sinh, thanh thiếu niên; tổ chức cho đoàn viên thanh niên, học sinh tham gia 1 hội thi truyền thông tìm hiểu pháp luật về BVR. Duy trì hoạt động của các tổ tuyên truyền BVR tại các xã...
Kết quả nổi bật, công tác QL, BV&PTR từng bước được xã hội hóa, diện tích rừng hiện có của huyện Lang Chánh được chăm sóc, bảo vệ an toàn, phát triển tốt.
Bài và ảnh: Thu Hòa
{name} - {time}
-
2025-01-01 10:20:00
“Mốc son” mới trong thu ngân sách nhà nước
-
2025-01-01 09:15:00
Công nghiệp chế biến chế tạo - khẳng định vị thế động lực
-
2024-11-29 10:17:00
Giá vàng tăng do nhu cầu mua vào để bảo toàn tài sản trước nhiều bất ổn
Ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh vận tải hành khách
Nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Chống hàng giả: Tăng “phủ sóng” hàng chính hãng, bảo vệ người tiêu dùng
Kiểu mua sắm truyền thống ngày Black Friday đã dần lỗi thời?
Bản tin Tài chính 29/11: Giá vàng giằng co, chưa có nhiều biến động
Báo cáo sai lệch, Chứng khoán BOS bị xử phạt 175 triệu đồng
Cần sớm cập nhật sinh trắc học để tránh gián đoạn giao dịch ngân hàng
Hành trình 5 năm kiến tạo, khẳng định thương hiệu Bất động sản Bắc Bộ từ những giá trị vững bền
Hành trình của một thương hiệu quốc gia trị giá tỷ đô – Từ con số 0 đến vị trí khó thể thay thế